Người dân bất lực nhìn đất canh tác bị 'hà bá' cuốn xuống sông mỗi ngày

21/10/2017 - 08:59

PNO - Hơn 1/3 diện tích đất canh tác màu mỡ bên bờ sông Lam bị cuốn trôi xuống sông. Tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng nhưng người dân chỉ biết đứng nhìn mà không có biện pháp gì để giữ đất.

Nguoi dan bat luc nhin dat canh tac bi 'ha ba' cuon xuong song moi ngay
Theo phản ánh của người dân địa phương, tình trạng sạt lở ở bờ sông Lam đoạn qua địa phận xã Thanh Hà (huyện Thanh Chương, Nghệ An) kéo dài từ nhiều năm qua đã khiến bãi đất bồi canh tác của người dân nơi đây dần bị thu hẹp.
Nguoi dan bat luc nhin dat canh tac bi 'ha ba' cuon xuong song moi ngay
Chỉ tính riêng trong năm nay dòng sông đã “ăn” sâu vào vùng đất sản xuất nông nghiệp của người dân hơn 12m. Dọc bờ sông kéo dài chừng 1.000m bị sạt lở nghiêm trọng. Những vách đất dựng đứng cao từ 2 – 3m chênh vênh chỉ chờ đổ sập xuống phía dưới dòng sông Lam đang cuộn chảy.
Nguoi dan bat luc nhin dat canh tac bi 'ha ba' cuon xuong song moi ngay
Ông Trần Anh Phúc (68 tuổi, trú tại xóm 2, xã Thanh Hà) vũng bài bồi này vốn rất rộng lớn, là nơi canh tác mỗi năm hai vụ ngô hoặc lạc của người dân. Nhưng mưa lũ, cộng với việc các tàu hút cát hoạt động rầm rộ trong thời gian qua đã khiến tình trạng càng trở nên nghiêm trọng. Người dân chỉ biết đứng nhìn những mảnh đất màu mỡ cuốn xuống sông mà không có cách nào giữ đất.
Nguoi dan bat luc nhin dat canh tac bi 'ha ba' cuon xuong song moi ngay
Trong khi phía trên bờ đang bị sạt lở nặng thì nhưng phía dưới sông, một số tàu hút cát vẫn rầm rộ hoạt động.
Nguoi dan bat luc nhin dat canh tac bi 'ha ba' cuon xuong song moi ngay
“Bờ sông bây giờ sạt lở cheo leo không ai dám ra gần vì rất nguy hiểm. Chúng tôi cũng mong sớm có phương án khắc phục tình trạng trên để người dân an tâm sinh sống”, ông Thân Văn Tân, Xóm trưởng xóm 2 (xã Thanh Hà) nói.
Nguoi dan bat luc nhin dat canh tac bi 'ha ba' cuon xuong song moi ngay
Ông Phan Văn Lân, Chủ tịch UBND xã Thanh Hà cho biết, vùng đất sản xuất đất nông nghiệp của người dân tại đây vốn rộng khoảng 30 ha, nhưng nay chỉ còn khoảng 10 ha. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở ngoài yếu tố do thiên tai, dòng chảy còn do tình trạng khai thác cát trái phép. Những tàu hút cát trái phép thường lợi dụng vào ban đêm để hoạt động, chính quyền xã, huyện cũng đã nhiều lần đẩy đuổi nhưng không hiệu quả.
Chính quyền xã đã có tờ trình xin được kè phía đầu nguồn để hạn chế tình trạng sạt lở nhưng do kinh phí quá lớn nên chưa được chấp thuận. Trước tình trạng sạt lở trên, chính quyền xã này cũng đã tổ chức trồng sậy để giữ đất nhưng cây sậy chưa kịp bám rễ đã bị cuốn xuống sông.

Thành Trung

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI