Người dân bắt đầu "quên'' khẩu trang khi ra đường

26/11/2020 - 08:05

PNO - Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, và nguy cơ bệnh bùng phát trở lại là rất cao khi mùa đông đến. Tuy nhiên, hiện nhiều người dân ở hai thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM đã dần "quên" đeo khẩu trang khi ra đường.

Hà Nội: Bất chấp xử phạt, đi vào chợ vẫn không đeo khẩu trang

 các quận, huyện đã tăng cường tuyên truyền về biện pháp 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) trong phòng dịch, đồng thời quản lý tốt các khu cách ly trong quân đội và khách sạn.
UBND TP. Hà Nội đã ra chỉ thị, yêu cầu người dân trên địa bàn thực hiện biện pháp "5K" (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) trong phòng dịch. Đồng thời quy định, người dân không được vào các nơi gồm: bệnh viện, bến bãi đỗ xe, phương tiện công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ nếu không đeo khẩu trang; yêu cầu ban quản lý những nơi này gắn thông báo về quy định và mức xử phạt để người dân được biết.
Tuy nhiên qua quan sát của PV, vào sáng ngày 25/11, tại khu vực chợ Nghĩa Tân vẫn có nhiều người mua hàng không đeo khẩu trang khi vào chợ.
Tuy nhiên, quan sát của phóng viên sáng ngày 25/11 tại khu vực chợ Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội), vẫn có nhiều người không đeo khẩu trang khi vào chợ.
Một số tiểu thương cũng không sử dụng khẩu trang khi bán hàng. Mặc dù trước đó cũng chính tại chợ Nghĩa Tân
Một số người bán hàng cũng không đeo khẩu trang, dù trước đó tại chợ này, một tiểu thương đã bị xử phạt 2 triệu đồng vì điều này.
Tương tự tại chợ Linh Lang (Phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội),
Tại chợ Linh Lang (phường Cống Vị, quận Ba Đình), các tấm biển thông báo quy định phòng dịch khi vào chợ được treo tại các cổng vào, nhưng không nhiều người không chấp hành.
Một số người dân lấy lý do nhà gần, cần nói chuyện, ăn uống để không đeo khẩu trang.
Người đi chợ không đeo khẩu trang khi giao dịch mua bán ở khu vực ven chợ Linh Lang...
Và cả khu vực bên trong chợ.
...và cả bên trong chợ.
Nhiều người đã lấy lý do nhà gần, nói chuyện hay ăn uống để biện hộ cho việc không đeo khẩu trang.
Nhiều người lấy lý do cần nói chuyện hay ăn uống để biện hộ cho việc không đeo khẩu trang.
 Hàng nước vỉa hè là một đặc trưng của Hà Nội, nên rất đông người đến đây uống nước, trò chuyện. Ở những hàng quán, sự chủ quan trong việc phòng dịch của người dân là rất rõ.
Hàng nước vỉa hè là một đặc trưng của Hà Nội, nên rất đông người đến đây uống nước, trò chuyện, nhưng sự lơ là chủ quan trong phòng dịch của người dân là rất rõ.
Không mấy người giữ khoảng cách ở những nơi công cộng như thế này
Không mấy người giữ khoảng cách ở những nơi công cộng như thế này.
Tuy nhiên bên cạnh đó, tại một số điểm như bến xe, phương tiện công cộng, người dân thực hiện việc đeo khẩu trang rất nghiêm túc.
Ngược lại với các chợ và hàng quán vỉa hè, điều đáng mừng là tại một số điểm như bến xe, phương tiện công cộng, người dân thực hiện việc đeo khẩu trang rất nghiêm túc.
Một nhóm sinh viên thực hiện tốt việc đeo khẩu trang khi chờ xe buýt tại đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy)
Một nhóm sinh viên thực hiện tốt việc đeo khẩu trang khi chờ xe buýt tại đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy).
Những người dân đang chờ xe bus tại khu vực đường Tô Hiệu (phường Nghĩa Tân).
Những người dân đang chờ xe bus tại khu vực đường Tô Hiệu (phường Nghĩa Tân).

TPHCM: Bỏ khẩu trang, vô tư đi lại trong bệnh viện, bến xe

Sáng 25/11, ghi nhận tại một số bệnh viện, trường học trên địa bàn TPHCM, không khó để nhận ra nhiều người dân đã “vứt bỏ” khẩu trang, vô tư đi lại những nơi công cộng.

Tại các bệnh viện, thân bệnh nhân rất lơ là với việc đeo khẩu trang
Người nhà bệnh nhân chờ trước cổng bệnh viện, không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng cách.

Ở bệnh viện Đại học Y Dược, nhiều người gần như nói không với chiếc khẩu trang

Ở trạm xe buýt trước Bệnh viện Đại học Y Dược, nhiều người gần như nói "không" với khẩu trang.
Các thân bệnh nhân ngồi rất sát nhâu trên vỉa hè
Ngồi rất sát nhau trên vỉa hè nhưng không đeo khẩu trang.
Mọi người gần như uên rằng COVID-19 vẫn đang rất phúc tạp
Mọi người gần như quên rằng COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Bệnh viện Chợ Rẫy sáng 25/11
Bệnh viện Chợ Rẫy sáng 25/11, không nhiều người mang khẩu trang.
Thân bệnh nhân không đeo khẩu trang ra vào Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (TPHCM)
Một người không đeo khẩu trang đi vào Bệnh viện Răng Hàm Mặt.
trước cổng bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (TPHCM)
Trước cổng Bệnh viện Ung Bướu TPHCM
Khu vực Bến xe Miền Đông luôn đông khách ra vào và nhiều khách không hề đeo khẩu trang
Khách ra vào khu vực Bến xe Miền Đông cũng tương tự như bệnh viện, rất hiếm người đeo khẩu trang.
Nhiều hành khách đang ất thờ ơ với dịch COVID-19
Nhiều người "quên" việc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng để phòng dịch COVID-19 là bắt buộc.

 

Trước đây, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp bị áp dụng mức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-300 ngàn đồng (theo Khoản 1, Điều 11, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế). 

Tuy nhiên, theo Nghị định 117 có hiệu lực từ 15/1/2020, hành vi trên sẽ bị phạt tiền với mức phạt tăng gấp 10 lần.

Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12, Nghị định 117 quy định, phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Quy định mới cũng tăng mức xử phạt đối với hành vi không thông báo cho UBND và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-3 triệu đồng (mức phạt theo quy định cũ là 100-300 ngàn đồng). Đáng chú ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với các hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

An Vũ- Tam Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI