Người cố níu giữ nghề ép giấy tờ bằng bàn ủi giữa Sài Gòn hiện đại

05/09/2015 - 07:51

PNO - Giữa Sài Gòn nhộn nhịp này, chúng ta vẫn thấy đâu đó vài chiếc tủ cũ kỹ đề dòng chữ “ép giấy, bọc nhựa” ở những ngã tư đông người qua lại.

Nghề ép giấy, bọc nhựa bằng bàn ủi đã có từ thế kỷ trước, nhưng đến nay chỉ còn một, hai người níu giữ nghề độc đáo này. Đây không những là nghề đã nuôi sống họ trong suốt 30 năm qua mà họ lưu giữ nó như một nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn.

Nếu ai đã từng dừng đèn đỏ tại góc ngã tư Cao Thắng – Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), chắc hẳn sẽ thấy một người phụ nữ có vẻ ngoài khắc khổ, tảo tần đang tỉ mẩn bọc nhựa từng chiếc chứng minh thư hay các giấy tờ quan trọng cho khách hàng.

Người phụ nữ đã có hơn 30 năm tuổi nghề ấy tên Lê Thị Huệ (ngụ quận 3). Bà là một trong số ít người còn lưu giữ nghề độc đáo tưởng như đã mai một ở thành phố này.

“Hồi nhỏ, bà làm nghề sửa xe máy, nhưng khi lấy chồng năm 1985 thì bà lân la tìm hiểu và học lóm nghề ép giấy bọc nhựa này để kiếm sống. Chắc cũng do cái duyên nên bà gắn bó đến tận bây giờ”, bà vừa chia sẻ vừa cười.

Chiếc tủ cũ kỹ đã ghỉ mòn theo năm tháng cùng bàn ủi sắt nặng 5kg đã theo suốt bà hơn nửa đời người. Nó cùng bà chịu mưa, chịu nắng, cùng bà chứng kiến biết bao đổi thay ở góc ngã tư này.

Nguoi co niu giu nghe ep giay to bang ban ui giua Sai Gon hien dai
Hơn 30 năm qua, bà Huệ đã tỉ mẩn ép từng chiếc chứng minh nhân dân, các giấy tờ, bằng cấp sao cho thật đẹp, làm khách hàng ưng ý nhất.
Nguoi co niu giu nghe ep giay to bang ban ui giua Sai Gon hien dai
Đồ nghề của bà gồm có kéo sắt, cây thước canh thẳng, bọc nhựa, một cây kềm, vài chiếc khăn… được bà sắp xếp ngay ngắn trong hộc tủ.
Nguoi co niu giu nghe ep giay to bang ban ui giua Sai Gon hien dai
Dáng người gầy gò, liêu xiêu ấy đặt hết cái tâm vào từng trang giấy, chiếc bọc nhựa để cho ra đời những sản phẩm hoàn hảo, chỉnh chu đến từng đường nét.
Nguoi co niu giu nghe ep giay to bang ban ui giua Sai Gon hien dai
“Khi những chiếc máy ép chạy điện xuất hiện, nhiều tiệm photocopy, ép dẻo mọc lên, máy ép dẻo lưu động khắp Sài Gòn thì nghề ép dẻo bằng bàn ủi không còn đất để làm nữa. Nghề này làm được nhất là khoảng 10 năm trước. Lúc đó, công việc ổn định, thu nhập cũng khá. Chứ không như bây giờ, ngồi từ sáng đến chiều chỉ kiếm khoảng 100 ngàn là cùng”, bà Huệ bùi ngùi tâm sự.
Nguoi co niu giu nghe ep giay to bang ban ui giua Sai Gon hien dai
Đôi bàn tay thô ráp, chai sần, hằn sâu nhiều khó khăn, vất vả sau bao năm làm nghề của bà Huệ. Mép của ngón tay cái và ngón tay trỏ không nằm gần nhau nữa vì phải căng ra để giấy tờ được thẳng. Vào những ngày mưa, trời trở lạnh, những vết thương nứt ra làm bà đau đớn.
Nguoi co niu giu nghe ep giay to bang ban ui giua Sai Gon hien dai
Bà Huệ dùng kéo tỉ mẩn cắt mép những chiếc bọc nhựa cho đều và thẳng tắp.
Nguoi co niu giu nghe ep giay to bang ban ui giua Sai Gon hien dai
Những chiếc bọc nhựa cuộn tròn trên những thanh gỗ đã gỉ sét theo thời gian.
Nguoi co niu giu nghe ep giay to bang ban ui giua Sai Gon hien dai
Bà Huệ cho biết, suốt 31 năm cầm bản ủi nóng rực để ép, lúc sơ ý để bị đụng vào ngón tay, nó phòng rộp, đỏ lưỡng ngay lúc đó luôn. Tối về hễ đụng hay cầm vật nặng là đau thấu xương. Nhưng rồi dần dần cũng quen vì hình như nó chai rồi.
Nguoi co niu giu nghe ep giay to bang ban ui giua Sai Gon hien dai
Chiếc lò than và bàn ủi sắt tưởng như là đồ cổ với nhiều người, nhưng đó lại là công cụ tạo nên sự độc đáo cho nghề ép giấy, bọc nhựa này.
Nguoi co niu giu nghe ep giay to bang ban ui giua Sai Gon hien dai
Mặc dù được ép rất công phu nhưng giá của mỗi tờ giấy phép lái xe hay chứng minh thư rất mềm, chỉ 5.000 đồng/1 chiếc. Riêng các loại có cỡ to hơn sổ đỏ, hộ khẩu, sách vở, các loại bằng cấp, chứng chỉ, bà cũng chỉ lấy từ 7.000 đến 10.000 đồng.
Nguoi co niu giu nghe ep giay to bang ban ui giua Sai Gon hien dai
Những khi vắng khách, bà lại tranh thủ thổi lửa lò than để bàn ủi được nóng.
  • Khánh Phương
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI