Người bệnh tâm thần ngoài cộng đồng: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khó khăn trong quản lý

18/08/2022 - 22:10

PNO - Vụ việc một nhân viên y tế bị người bệnh tâm thần đánh chết cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý bệnh nhân tâm thần.

Tim n nguy cơ gây án mng

Nạn nhân là bà Đỗ Thị Thu H. (55 tuổi, nhân viên Trạm Y tế xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi). Sau ca trực đêm, khi đang trên đường về nhà thì bà H. bị một người mắc bệnh tâm thần đánh tử vong. Nghi phạm được xác định là Nguyễn Thành Sơn (46 tuổi, ở xã Đức Chánh).

Chính quyền địa phương xác nhận Sơn mắc bệnh động kinh, được cấp sổ theo dõi và quản lý bệnh nhân tâm thần, được cấp thuốc điều trị hàng tháng, được nhận tiền hỗ trợ. Điều đau lòng, nạn nhân chính là người từng cấp thuốc điều trị cho nghi phạm.

Công an huyện Mộ Đức đã bắt giữ nghi phạm, giao cho Công an tỉnh Quảng Ngãi điều tra theo thẩm quyền.

Hiện trường vụ án mạng thương tâm
Hiện trường vụ án mạng thương tâm

Nghi phạm Nguyễn Thành Sơn có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Ở trạng thái bình thường, người này đi làm đồng hoặc ai thuê gì làm nấy. Tuy nhiên, bệnh nhân hay lên cơn bất thường, dễ mất kiểm soát.

Nửa năm trước, Sơn từng đánh ông Trần Văn Thanh (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Chánh) bị thương tích rất nặng, phải điều trị chấn thương sọ não ở Bệnh viện chợ Rẫy (TPHCM), với tỷ lệ thương tật đến 90%. Chính quyền đã vận động gia đình đưa Sơn đi điều trị tập trung nhưng bất thành.

V. được cho là bị tâm thần đã gây án mạng kinh hoàng sát hại mẹ ruột bằng nhiều nhát dao
V. - được cho là mắc bệnh tâm thần - đã sát hại mẹ ruột bằng nhiều nhát dao

Cuối năm 2020, tại tỉnh Quảng Ngãi cũng xảy ra vụ án mạng kinh hoàng, con trai tâm thần sát hại mẹ ruột. Nạn nhân là bà B.T.T.T (57 tuổi, ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa). T.N.V. (33 tuổi) được cho là đã chém mẹ ruột nhiều nhát dao. Tại hiện trường, thi thể bà T. nằm trên nền nhà, bị chém nhiều nhát vào đầu, cắt đứt bàn tay, mổ ruột.

V. bị bệnh tâm thần, có dấu hiệu sử dụng ma túy khi gây án, từng điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi, nhưng được bà T. đưa về nhà điều trị.

Khó khăn trong qun lý

Theo số liệu thống kê sơ bộ của cơ quan chức năng, tại tỉnh Quảng Ngãi hiện có khoảng trên 7.815 người tâm thần, trẻ em tự kỷ, rối nhiễu tâm trí - chiếm tỷ lệ 0,54% tổng dân số.

Trong đó có 6.659 người tâm thần nặng và đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, hơn 1.156 người tâm thần nhẹ, trẻ tự kỷ và rối nhiễu tâm trí đang được quản lý, chăm sóc tại cộng đồng. Trên 500 đối tượng là người tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và trên 250 đối tượng là người tâm thần lang thang. Trên 280 trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi thăm, động viên trao tiền hỗ trợ cho gia đình bà H. - ảnh Thanh Thủy
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi thăm, động viên và trao tiền hỗ trợ cho gia đình bà H. - Ảnh: Thanh Thủy

Đa phần gia đình những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn về vật chất lẫn tinh thần, nhiều người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bệnh nhân tâm thần sống chủ yếu dựa vào người thân, gia đình, họ hàng và trợ cấp xã hội hàng tháng, việc đi lại giao tiếp xã hội và tiếp cận các dịch vụ xã hội gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, các cơ sở tư vấn chữa trị, phục hồi chức năng cho người tâm thần còn hạn chế. Phần lớn người bệnh chưa được đưa vào các cơ sở chăm sóc mà chủ yếu được nuôi dưỡng, chăm sóc tại gia đình. 

Riêng tại xã Đức Chánh (huyện Mộ Đức) hiện có hơn 40 người mắc bệnh tâm thần, một số có sổ theo dõi, một số không. Chính quyền xã đã chỉ đạo các hội đoàn thể, trạm y tế xã, y tế thôn theo dõi, cấp thuốc định kỳ và đúng liều lượng theo quy định cho bệnh nhân.

Một lãnh đạo Công an huyện Mộ Đức cho biết, đã nhiều lần ý kiến trong các cuộc họp về công tác quản lý người bệnh tâm thần. Theo ông, công tác này chưa thực sự chặt chẽ, cụ thể ở chỗ khi bệnh nhân ở trạng thái bình thường thì vẫn để ngoài cộng đồng, cho đến khi họ gây án mới báo lực lượng công an xử lý.

Còn theo Chủ tịch UBND xã Đức Chánh, ông Nguyễn Quang Chính, chính quyền xã gặp khó khăn trong việc vận động đưa người bệnh tâm thần đi điều trị tập trung, để giảm nguy cơ đến sức khỏe, tính mạng người dân địa phương. Như trường hợp nghi phạm Nguyễn Thành Sơn, Công an xã Đức Chánh đã phối hợp với các hội đoàn thể động viên gia đình đưa người này đi điều trị, nhưng gia đình không đồng ý. 

"Theo quy định pháp luật, chính quyền không thể đưa bệnh nhân tâm thần đi điều trị tập trung, nếu gia đình họ không đồng ý", ông Chính khẳng định.

Hồi tháng 5/2021, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025. Đồng thời có nhiều biện pháp nhằm giúp đỡ những đối tượng này.

Thanh Vn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI