Ngưng tuyển lao động trung cấp ngành y: Cổ vũ phong trào chạy bằng cấp?

07/03/2016 - 16:39

PNO - Từ năm 2021 sẽ không tuyển dụng người có bằng trung cấp. Việc điều chỉnh này sẽ tác động đến các trường đào tạo nhân lực cho ngành y như thế nào?

Ngung tuyen lao dong trung cap nganh y: Co vu phong trao chay bang cap?
Học sinh Trường trung cấp Y khoa Pasteur trong giờ thực hành

Để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa ra quy định: Từ năm 2021 sẽ không tuyển dụng người có bằng trung cấp (TC). Việc điều chỉnh này sẽ tác động đến các trường đào tạo nhân lực cho ngành y như thế nào?

Chất lượng đào tạo quá kém

Như lập luận của Bộ Y tế, việc không tuyển trình độ TC (mà tuyển từ CĐ trở lên) là nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Điều này cũng có nghĩa là trình độ đào tạo ở bậc TC hiện còn kém và không đáp ứng được yêu cầu. Thực tế này là không phải bàn cãi và xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Theo bác sĩ (BS) Vũ Văn Nhân - Hiệu phó Trường CĐ Y Dược Hồng Đức (Q.Gò Vấp, TP.HCM), đội ngũ cán bộ giảng dạy thiếu là lý do dẫn đến tình trạng đào tạo kém chất lượng ở các trường hiện nay.

Cũng theo ông Nhân, trước đây ở TP.HCM, nói đến đào tạo TC y dược, người ta có thể nhắc ngay đến Trường TH Y tế Trung ương 3 và Trung tâm đào tạo cán bộ y tế. Tại các địa phương khác, mỗi tỉnh cũng chỉ có một trường đào tạo TC y dược. Còn bây giờ, số trường đào tạo TC y dược ở cả nước đã lên đến gần 140. Vì thế, đội ngũ thầy cô giáo hiện thiếu trầm trọng.

Ghi nhận tại các trường cho thấy, có những thầy giáo được mời “bao sô” bốn-năm môn học; có thầy chuyên môn ở ngành điều dưỡng nhưng dạy luôn sản khoa… BS Lê Hoàng Cầm - Trưởng đơn vị khám sức khỏe Bệ nh việ n (BV) Đại học Y Dược - đánh giá: “Các trường mở ra nhiều quá, chủ yếu là để kiếm tiền, thành ra thiếu thầy cô. Bạn tôi, nhiều người chạy sô dạy học mỗi ngày kiếm một triệu đồng là thường”. Thực tế này dẫn đến tì nh trạ ng trên bục giảng, thầy chủ yếu chỉ trình chiếu các bài giảng soạn sẵn bằng chương trình powerpoint cho học trò chép.

“Trang thiết bị, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm là yếu tố không thể thiếu trong dạy nghề. Nhưng khi tôi đến thăm một trường, được họ dắt tham quan thư viện; và thấ y thư viện của một trường học nhưng không bằng tủ sách nhà tôi. Trang thiết bị để đối phó với cơ quan quản lý thì mượn của trường khác. Việc kiểm tra, vì lý do này nọ nên cũng qua loa đại khái, chủ yếu trên hồ sơ chứ không thực tế” - một BS có uy tín trong lĩnh vực đào tạo TC y dược cho biết.

Phần học trên thực tế tại BV cũng rất quan trọng trong đào tạo y dược, nhưng hiện nay lại là khâu yếu kém ở nhiều trường. Ngoài một số ít các trường như ĐH Hoa Sen, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, CĐ Y Dược Hồng Đức… có ký kết hợp tác với các BV để đưa học sinh - sinh viên đi thực tập, còn đại đa số các trường không làm được việc này. Việc thực tập - học tập tại BV dựa vào mối quan hệ của GV và các thầy cô trưởng khoa nên “được chăng hay chớ”.

Chất lượng đào tạo bậc TC là vậy, còn ở bậc CĐ thì sao? BS Cầm nhìn nhận, yếu cả ở TC và CĐ. Điểm yếu nhất là sự năng động và khả năng tự học hỏi ở sinh viên, họ c sinh. Là người thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự cho BV Hoàng Anh Gia Lai, BS Cầm cho biết, sau khi tuyển dụng, ông phải cho toàn bộ nhân sự đi đào tạo lại ba tháng ở BV Đại học Y Dược.

Là hiệu phó một trường đào tạo cả bậc TC lẫn CĐ y dược, BS Văn Nhân phân tích: “CĐ y dược (CĐ điều dưỡng và CĐ dược) có thời gian đào tạo ba năm, hơn TC một năm, nên được học nhiều hơn về lý thuyết, còn kỹ năng nghề nghiệp thì không hơn”. Xét về vị trí việc làm tại BV, BS Nhân nhận xét: “Hệ CĐ hiện rất chơi vơi, vì chưa thực sự xác định được vị trí nào trong môi trường làm việc”. BS Cầm xác nhận, đã là điều dưỡng thì TC, CĐ hay ĐH cũng đều làm công tác chăm sóc bệnh nhân.

Làn sóng chạy bằng cấp và đua nhau "lên đời"

Như đã nói, chất lượng đào tạo hệ TC ngành y dược đang rất kém là không bàn cãi. Thế nhưng, để nâng chất đội ngũ bằng cách phủ nhận bằng TC và thay thế bằng bằng CĐ thì càng không ổn. Bởi với logic ấy, nếu chất lượng đào tạo hệ CĐ lại cũng quá tệ thì lại phải thay CĐ bằng ĐH sao? Cho nên, điều cần làm ngay là chấn chỉnh công tác đào tạo để cải thiện và nâng cao chất lượng. Vậy chấn chỉnh bằng cách nào?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI