Ngủ nghiêng, cúi đầu xem điện thoại khiến cằm bị nọng

27/09/2021 - 08:58

PNO - Những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như chống tay vào má, cúi đầu xem điện thoại, ngủ nghiêng... cũng khiến có bạn dễ bị nọng cằm.

1
1. Chống tay lên má, cằm: Nhiều người có thói quen chống má hoặc cằm khi trò chuyện, ăn uống, đọc sách hay thậm chí là nằm ngủ. Mặc dù tư thế này rất thoải mái nhưng nếu lâu ngày khuôn mặt nghiêng về một bên, các cơ cục bộ của khuôn mặt sẽ mất tính đàn hồi do bị ép quá mức, sẽ làm tăng nếp nhăn trên mặt, khiến da bị chùng, nhão ở phần má và cuối cùng làm cho khuôn mặt to ra, rất dễ hình thành nọng cằm.
2
2. Nhai thức ăn quá nhanh, ăn đồ cứng: Mặc dù các bài tập nhai khi ăn có thể làm cho khuôn mặt của bạn mỏng hơn, nhưng việc nhai thức ăn cứng thường xuyên có thể làm tổn thương da mặt. Ngoài ra, ăn và nhai quá nhanh cũng sẽ làm cơ nhai quá sức, khiến cơ hàm phát triển, góc hàm phì đại, đường nét trên khuôn mặt ngày càng dày hơn. Vì thế bạn cần tránh những thức ăn quá cứng như các loại hạt, mía, mực, kẹo cao su… Khi bạn ăn nhai quá nhanh sẽ khiến cơ hàm không được vận động đủ và bắt đầu bị nhão, dễ xảy ra hiện tượng cằm đôi ngấn mỡ.
3
3. Nằm ngủ nghiêng, nằm sấp: Những cô gái thích ngủ nghiêng hoặc nằm sấp thì nên bỏ ngay thói quen này. Bởi nằm sấp khi ngủ không chỉ tạo thêm áp lực cho tim, khó thở mà còn khiến khuôn mặt bị biến dạng. Khuôn mặt trong tình trạng bị ép lại sẽ khiến khung xương mặt to hơn, thậm chí là biến dạng, cằm nọng cũng dễ xuất hiện. Tư thế ngủ tốt nhất cho khuôn mặt là nằm ngửa, những người thích nằm nghiêng cũng nên thay đổi tư thế ngủ thường xuyên.
4
4. Gù lưng, cúi đầu xem điện thoại: Thói quen gù lưng và cúi đầu xuống để xem điện thoại sẽ dẫn đến việc hình thành nọng cằm. Vì khi đầu và cổ nghiêng về phía trước sẽ làm cho quá trình trao đổi chất ở hàm của chúng ta kém đi, khi cúi đầu xuống thì cằm sẽ chìa ra. 

Cách bài tập đơn giản giúp đánh tan nọng cằm:

Ngửa đầu huýt sáo

Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh của các cơ và giúp cổ thư giãn ngay khi ngồi.

- Ngồi thẳng lưng và thả lỏng vai, ngả đầu ra sau, nhìn lên trần nhà và đưa môi vào tư thế huýt sáo.

- Hãy để môi thư giãn nhưng vẫn giữ chặt vừa đủ để cảm thấy sức căng ở cổ.

- Giữ vị trí này trong 10 – 20 giây và lặp lại tư thế khoảng 10 lần.

 Động tác bĩu môi

Đây cũng là một cách khá hiệu quả để giảm mỡ ở cằm và cổ.

- Đứng hoặc ngồi và làm động tác bĩu môi đơn giản 

- Để giữ nguyên tư thế, bạn phải sử dụng các cơ ở cổ để đẩy cằm về phía ngực và cố không di chuyển phần lưng trên.

- Hãy giữ tư thế này trong 3 giây, thả lỏng và sau đó thực hiện lại.

- Lặp lại tư thế từ 10 – 20 lần đến khi cảm thấy cổ đã mỏi.

Bài tập nâng cằm

Nâng cằm để làm săn chắc các cơ ở hàm, cổ và cổ họng của bạn. Đây là bài tập giảm bớt nọng cằm hiệu quả dễ làm bất cứ lúc nào.

- Đứng hoặc ngồi thẳng lưng. Sau đó, nghiêng đầu ra sau, nhìn lên trần nhà.

- Mím chặt môi và giữ cho các cơ mặt khác  thư giãn. Giữ cho đôi môi của bạn mím lại 5 giây.

- Sau đó, thả lỏng đôi môi của bạn. Lặp lại bài tập này 5-10 lần, mỗi lần 5 giây.

Bài tập xoay cằm

- Đứng hoặc ngồi thẳng lưng, từ từ xoay đầu để cằm di chuyển thành 1 vòng tròn từ vai này sang vai kia.

- Lặp lại 10 lần, sau đó đổi chiều xoay cằm.

Động tác kéo cổ

- Ngồi trên sàn nhà, đặt tay phải trên sàn nhà, vòng cánh tay trái qua đỉnh đầu chạm vào tai phải.

-Cúi đầu về phía vai, sử dụng bàn tay trái nhẹ nhàng ấn đầu và tai xuống thấp.

- Đưa bàn tay phải đặt lên cánh tay phải, dùng lực nhẹ từ từ ấn vai xuống. Giữ tư thế trong 10 giây. Thả tay, trở về vị trí ban đầu và đổi bên. Lặp lại 3 lần. 

Bài tập lè lưỡi

- Đứng hoặc ngồi ở một vị trí thoải mái.

- Mở miệng rộng và đưa lưỡi ra hết sức có thể để cảm thấy cằm và cổ thắt chặt.

- Giữ nguyên tư thế và đếm đến 10. Sau đó thư giãn và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần.

Thu Vân (theo B321)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI