Ngư dân rước kiệu đi dọc sông Lam ra cửa biển cầu ngư

22/04/2024 - 17:03

PNO - Hàng ngàn người tham gia đoàn rước đi dọc sông Lam, rồi lên thuyền đánh cá ra cửa biển để làm lễ cầu ngư, với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.

Clip đoàn rước diễu hàng từ đền Làng Hiếu ra cửa biển để cầu ngư
Lễ hội cầu ngư phường Nghi Hải (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) gắn với hoạt động tín ngưỡng của ngư dân tại đền Làng Hiếu - một ngôi đền linh thiêng có từ thời Lê Trung Hưng, đây cũng là ngôi đền có chôn cất nhiều cá voi nhất của ngư dân ở miền Trung. Năm nay, lễ hội được tổ chức trong 2 ngày (22-23/4) với nhiều hoạt động phần lễ và phần hội.
Lễ hội cầu ngư phường Nghi Hải (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) gắn với hoạt động tín ngưỡng của ngư dân tại đền Làng Hiếu, ngôi đền linh thiêng có từ thời Lê Trung Hưng và là ngôi đền chôn cất nhiều cá voi nhất của ngư dân ở miền Trung. Năm nay, lễ hội được tổ chức trong 2 ngày (22-23/4) với nhiều hoạt động phần lễ và phần hội.
Điểm nhấn của lễ hội là lễ rước dấu ấn của Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, Thần cô, Thần Cậu… ở đền Làng Hiếu ra các thuyền ở cửa lạch để làm lễ phùng nghinh chiều 22/4 thu hút hàng ngàn người tham gia.
Điểm nhấn của lễ hội là lễ rước dấu ấn của Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, Thần Cô, Thần Cậu… ở đền Làng Hiếu ra các thuyền ở cửa lạch để làm lễ phùng nghinh chiều 22/4. Sự kiện thu hút hàng ngàn người tham gia.
Từ đền, đoàn rước diễu hành qua đường lộ chính về phía cầu mới Cửa Hội, sau đó đoàn rước tiếp tục theo đường ven cửa biển đề về bến cảng trung tâm kéo dài hơn 4km.
Từ đền, đoàn rước diễu hành qua đường tỉnh lộ 535 về phía cầu mới Cửa Hội, sau đó tiếp tục theo đường ven cửa biển để về bến cảng Cửa Hội kéo dài hơn 4km.
Các nam thanh nữ tú tham gia khiêng kiệu, rước dấu ấn và sắc linh.
Các nam thanh nữ tú tham gia khiêng kiệu, rước dấu ấn và sắc linh.
Tại đây, ấn và kiệu rước được đưa lên thuyền lớn, dẫn đầu đoàn tàu của các ngư dân chạy hướng ra phía cửa biển lạch Hội để làm lễ cầu ngư.
Tại đây, ấn và kiệu rước được đưa lên thuyền lớn, dẫn đầu đoàn tàu của các ngư dân chạy hướng ra phía cửa biển lạch Hội để làm lễ cầu ngư.
Theo ngư dân địa phương, việc thuyền đánh cá tập trung ra cửa biển để cầu ngư với mong muốn có một năm trời yên biển lặng để ngư dân ra khơi vào lộng được thuận lợi, tôm cá đầy khoang, đồng thời tạo thêm niềm tin và sức mạnh cho ngư dân hăng say bám biển đánh bắt hải sản.
Theo ngư dân địa phương, thuyền đánh cá tập trung ra cửa biển cầu ngư với mong muốn có một năm trời yên biển lặng để ngư dân ra khơi vào lộng được thuận lợi, tôm cá đầy khoang, đồng thời tạo thêm niềm tin và sức mạnh cho ngư dân hăng say bám biển.
Trong ngày này, phần lớn các thuyền đánh cá trên địa bàn đều trở về để tham gia lễ cầu ngư. Các thuyền được ngư dân trang trí cờ lộng lẫy khi tham gia đoàn rước.
Hầu hết các thuyền đánh cá trên địa bàn đều trở về để tham gia lễ cầu ngư. Các thuyền được ngư dân trang trí cờ lộng lẫy khi tham gia đoàn rước.
Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa, bàn cúng.
Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa, sắp đặt bàn cúng.
Lễ hội thể hiện những nét đặc trưng về tục thờ thần, thờ cá ông của ngư dân vùng biển.
Lễ hội thể hiện những nét đặc trưng về tục thờ thần, thờ cá ông của ngư dân vùng biển.
Ông Lê Ngọc Minh - Phó chủ tịch UBND phường Nghi Hải - cho biết, lễ hội cầu ngư của ngư dân địa phương đã có từ lâu đời, song có thời gian bị mai một. Từ năm 2015, lễ hội được phục dựng lại với quy mô ngày một lớn hơn. “Ngoài phần lễ, năm nay lễ hội cầu ngư còn nhiều hoạt động kéo dài trong 2 ngày như đua thuyền, thi nướng cá, rót nước mắm…” - ông Minh nói.
Ông Lê Ngọc Minh - Phó chủ tịch UBND phường Nghi Hải - cho biết, lễ hội cầu ngư đã có từ lâu đời, song có thời gian bị mai một. Từ năm 2015, lễ hội được phục dựng với quy mô ngày càng lớn. “Năm nay, ngoài phần lễ còn có nhiều hoạt động kéo dài trong 2 ngày như đua thuyền, thi nướng cá, rót nước mắm…” - ông Minh nói.

Ngày 21/4, xã Xuân Liên (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm.

Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm có từ hàng trăm năm trước, được người dân địa phương tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm. Tương truyền, trước đây người dân phát hiện bộ xương cá voi dạt từ ngoài khơi vào bờ nên đưa về đặt trong đền làng thờ cúng. Mỗi khi ra khơi, người dân đều đến cầu xin may mắn và thấy linh nghiệm.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI