Ngư dân Quảng Ngãi mong chủ trương đóng tàu vỏ thép sớm thực hiện

24/06/2014 - 18:37

PNO - PNO - Chương trình “Tín dụng khai thác hải sản xa bờ” của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép được xem là chủ trương đúng đắn và kịp thời, bởi chương trình tạo đà để phát triển ngành thủy sản...

edf40wrjww2tblPage:Content

Theo ông Lê Văn Sơn - Chi cục trưởng Chi cục BVNLTS tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi hiện có trên 5.600 phương tiện tàu cá, trong đó có trên 2/3 tàu cá công suất 90 CV trở lên, nhưng hầu hết đều là tàu vỏ gỗ, động cơ nhỏ, cũ kỹ, thiết bị lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình vươn khơi đánh bắt hiện nay. Thế nên, việc triển khai chương trình “Tín dụng khai thác hải sản xa bờ” của Chính phủ và việc Ngân hàng BIDV Việt Nam dành gói tín dụng 3.000 tỷ đồng cho ngư dân vay vốn để đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu cá, mua sắm trang bị phương tiện, ngư cụ hiện đại...có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết, bởi đây là “cứu cánh” giúp ngư dân được sở hữu những con tàu vỏ thép công suất lớn để vươn khơi làm ăn.

Ngu dan Quang Ngai mong chu truong dong tau vo thep som thuc hien
Tàu vỏ thép đầu tiên của ngư dân Quảng Ngãi

Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin Chính Phủ có chủ trương cho ngư dân vay vốn để đóng tàu vỏ thép, nhiều ngư dân huyện đảo Lý Sơn Quảng Ngãi rất vui mừng. Tuy nhiên, không ít người còn băn khoăn lo lắng. Ngư dân Nguyễn Văn Hùng,  ở thôn Tây, xã An Vĩnh vui mừng cho biết: "Năm 2012, Chính phủ có chủ trương cho ngư dân Quảng Ngãi vay vốn để đóng tàu vỏ thép nhưng thủ tục để tiếp cận nguồn vốn vay quá khó khăn, qua nhiều khâu, phải có tài sản thế chấp nên dù rất muốn đóng tàu vỏ thép để vươn khơi nhưng chúng tôi không thể tiếp cận nguồn vốn vay này. Nay với chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân này, chúng tôi tin chỉ nay mai mình sẽ sở hữu những con tàu vỏ thép “ khủng” với ngư cụ hiện đại để vươn khơi bám biển làm ăn, không lo thiên tai và nhân tai”. 

Theo Ông Hùng, hiện phần lớn ngư dân Lý Sơn đang tham gia đánh bắt xa bờ vẫn sử dụng những con tàu vỏ gỗ truyền thống công suất nhỏ, do đó, khi nói đến tàu vỏ thép công suất lớn cả nghìn CV cùng ngư cụ hiện đại thì ai cũng khát khao, nhưng nỗi lo về qui trình vận hành, bảo dưỡng . . . đòi hỏi phải có chuyên môn cao nên nhiều ngư dân còn e ngại và cân nhắc có nên đóng tàu vỏ thép hay không. “Nhà nước ưu tiên vốn cho ngư dân là tốt rồi nhưng cách sử dụng tàu thép có khác tàu gỗ không? Rồi sửa chữa ở đâu bởi hiện giờ, tôi thấy tỉnh mình đâu có chỗ nào làm nước tàu vỏ thép?”. Ông Hùng nói.

Ông Vũ Văn Hội, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Lý Sơn, doanh nghiệp đang đầu tư đóng mới 1 tàu hậu cần nghề cá bằng vỏ thép có trọng tải 700 tấn, với đầy đủ trang thiết bị hiện đại như hầm cấp đông, bể nuôi cá sống, kho chứa nhiên liệu, đá lạnh, nước ngọt . . . để cung cấp cho ngư dân tại ngư trường xa bờ theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì cho rằng: So với dự án đóng tàu vỏ thép của Chính phủ dành cho Quảng Ngãi vài năm trước, chương trình này, với mức cho vay từ 90 - 95% tổng giá trị con tàu, không cần tài sản thế chấp kèm theo bảo hiểm thân tàu và nhiều ưu đãi khác là điều mà doanh nghiệp và ngư dân mong ước từ lâu. Tuy nhiên, đóng tàu vỏ thép phải đầu tư khá lớn, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và thời gian trả lãi và gốc chỉ 10 -12 năm là ngắn, bởi làm ăn khó khăn như hiện nay thì thu nhập của ngư dân luôn bấp bênh.

Nhiều ngư dân khác lại băn khoăn về thủ tục vay vốn, lãi suất cho vay, triển khai gói tín dụng như thế nào để ngư dân chủ động nguồn vốn vay đóng mới tàu cá vỏ thép và mua sắm trang thiết bị, ngư cụ.

Ngư dân Mai Thành Văn, xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi) vừa thực hiện chuyến biển đầu tiên trên con tàu vỏ thép của mình, bộc bạch: "Có tàu vỏ thép ra khơi, anh em bạn chài rất an tâm. So với tàu gỗ, chi phí nhiên liệu của tàu vỏ thép không cao lắm. Tuy nhiên, trước khi chúng tôi đóng tàu vỏ thép này, chưa có chính sách tín dụng đánh bắt khơi xa nên anh em đã vay mượn của bà con và ứng trước của Công ty để đóng tàu. Giờ có gói tín dụng ưu đãi, tôi mong chính sách này sớm đi vào thực tiễn để ngư dân vay trả nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân an tâm đánh bắt khơi xa". 

Trong buổi làm việc với các ngành liên quan của tỉnh, bàn việc triển khai gói tín dụng của Ngân hàng DIBV đến ngư dân, ông Phạm Trường Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, chương trình tín dụng của BIDV sớm triển khai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vươn khơi bám biển, cùng với lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng theo ông Thọ, những băn khoăn, lo lắng của ngư dân là hoàn toàn hợp lý, nhất là khi có tàu vỏ thép công suất lớn và trang thiết bị hiện đại. Do đó, sắp tới, song song với việc tuyên truyền, động viên ngư dân mạnh dạn đóng tàu vỏ thép, UBND tỉnh cũng sẽ nghiên cứu, xem xét đầu tư đồng bộ các dịch vụ hỗ trợ và hậu cần nghề cá.

Để tạo điều kiện cho ngư dân, trước mắt, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, tài công và xây dựng cơ sở sửa chữa tàu; đồng thời tập trung nạo vét, thông luồng các cửa và cảng biển, đảm bảo cho tàu thuyền ra vào an toàn. “ Về lâu dài, tỉnh sẽ tập trung đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá, nhất là việc thu mua sản phẩm, tiếp nguyên nhiên liệu trên biển lẫn trong bờ... nhằm nâng cao hiệu quả khai thác cho ngư dân”, Ông Thọ khẳng định.

Đối với vấn đề hậu cần, ông Thọ tiết lộ, sẽ “kêu gọi ngư dân tham gia vào Nghiệp đoàn nghề cá - HTX” để giúp đỡ họ về chi phí đầu vào là vốn, nguyên, nhiên liệu, thu mua sản phẩm, cũng như thành lập các tổ đội tàu đánh bắt chuyên biệt. Đây được xem là một giải pháp hay và nếu được thực thi đồng bộ, sẽ giúp ngư dân giải tỏa phần nào những băn khoăn, lo lắng đối với chủ trương đóng tàu vỏ thép.

VĂN MINH 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI