Ngư dân được mùa cá trích, “phu cá” tất bật những ngày cuối năm

17/01/2025 - 10:45

PNO - Tàu thuyền đầy ắp cá khi về bến, không chỉ mang lại thu nhập cao cho ngư dân, mà còn giúp các đội “phu cá” có việc làm, kiếm thêm nguồn thu nhập những ngày cận tết.

Bến cá Nghi Thủy (phường Nghi Thủy, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) là một trong những bến cá chợ đầu mối lớn nhất ở phố biển Cửa Lò (TX Cửa Lò cũ), chuyên thu mua và cung cấp các mặt hàng thủy hải sản cho các thương lái và khách du lịch. Bến cá hoạt động từ lúc gà gáy đến giữa buổi sáng hàng ngày.
Bến cá Nghi Thủy (phường Nghi Thủy, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) là một trong những bến cá chợ đầu mối lớn nhất ở phố biển Cửa Lò (TX Cửa Lò cũ), chuyên thu mua và cung cấp các mặt hàng thủy hải sản cho các thương lái và khách du lịch. Bến cá hoạt động từ lúc gà gáy đến giữa buổi sáng hàng ngày.
Từ sáng sớm, những con thuyền đầy ắp tôm cá, hải sản thi nhau cập bến; kẻ mua, người bán tấp nập khiến không khí trở nên náo nhiệt, khẩn trương trong những ngày cận tết. Các loại hải sản giá trị như mực, cá thu, cá bạc má, tôm tít, ốc hương, ghẹ, cá thu… thường được các thương lái ra tận bến thu mua từ sớm để vận chuyển đi các chợ, nhà hàng tiêu thụ. Các loại cá trích, cá tạp… ít giá trị hơn tập kết đến cuối buổi để bán cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn cho gia súc.
Từ sáng sớm, những con thuyền đầy ắp tôm cá, hải sản thi nhau cập bến; kẻ mua, người bán tấp nập khiến không khí trở nên náo nhiệt, khẩn trương trong những ngày cận tết. Các loại hải sản giá trị như mực, cá thu, cá bạc má, tôm tít, ốc hương, ghẹ, cá thu… thường được các thương lái ra tận bến thu mua từ sớm để vận chuyển đi các chợ, nhà hàng tiêu thụ. Các loại cá trích, cá tạp… ít giá trị hơn tập kết đến cuối buổi để bán cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn cho gia súc.
Ông Nguyễn Văn Cường - Trưởng ban quản lý Bến cá Nghi Thủy - cho biết, trung bình mỗi ngày có 50 thuyền đánh cá cập bến “xả hàng” hơn 100 tấn cá các loại ở bến cá này. “Dịp này ngư dân được mùa cá trích. Nếu như dịp này năm ngoái phần lớn các tàu thuyền đều đã nghỉ tết thì năm nay vẫn còn rất nhộn nhịp. Nhiều tàu thuyền đang tranh thủ đi thêm ít chuyến, tầm 23 tháng Chạp mới nghỉ tết” - ông Cường nói.
Ông Nguyễn Văn Cường - Trưởng ban quản lý Bến cá Nghi Thủy - cho biết, trung bình mỗi ngày có 50 thuyền đánh cá cập bến “xả hàng” hơn 100 tấn cá các loại ở bến cá này. “Dịp này ngư dân được mùa cá trích. Nếu như dịp này năm ngoái phần lớn các tàu thuyền đều đã nghỉ tết, thì năm nay vẫn còn rất nhộn nhịp. Nhiều tàu thuyền đang tranh thủ đi thêm ít chuyến, tầm 23 tháng Chạp mới nghỉ tết” - ông Cường nói.
Theo ông Cường, thuyền đầy ắp cá khi về bến không chỉ mang lại thu nhập cao cho ngư dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tại Bến cá Nghi Thủy hiện có hơn 20 đội “phu cá”, mỗi đội từ 10 - 20 người đảm nhận nhiệm vụ phân loại, bốc dỡ hải sản từ thuyền đánh cá lên bờ để bán.
Theo ông Cường, thuyền đầy ắp cá khi về bến không chỉ mang lại thu nhập cao cho ngư dân, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tại Bến cá Nghi Thủy hiện có hơn 20 đội “phu cá”, mỗi đội từ 10 - 20 người, đảm nhận nhiệm vụ phân loại, bốc dỡ hải sản từ thuyền đánh cá lên bờ để bán.
Đa số thuyền đánh cá ở Nghi Thủy đều là thuyền công suất lớn nên phải neo đậu cách Bến cá Nghi Thủy khoảng 800m, sau đó được các đội “phu cá” dùng thuyền nhỏ vận chuyển hải sản vào bến.
Đa số thuyền đánh cá ở Nghi Thủy đều là thuyền công suất lớn nên phải neo đậu cách Bến cá Nghi Thủy khoảng 800m, sau đó được các đội “phu cá” dùng thuyền nhỏ vận chuyển hải sản vào bến.
Là nghề phụ thuộc vào “được mất” của ngư dân, bởi thế khi ngư dân được mùa, công việc của các đội “phu cá” cũng tất bật, thu nhập cao hơn.
Là nghề phụ thuộc vào “được mất” của ngư dân, bởi thế khi ngư dân được mùa, công việc của các đội “phu cá” cũng tất bật, thu nhập cao hơn.
Chị Hoàng Thị Thu (trú phường Nghi Thủy) cho biết, công việc của “phu cá” khá vất vả, thường phải có mặt ở bến cá từ lúc 3g sáng để chuẩn bị. Mỗi người trong tổ được giao một nhiệm vụ nhất định từ vận chuyển cá lên bờ, phân loại cá, đưa cá lên xe cho thương lái… Công việc của họ thường kết thúc khi hàng hóa được vận chuyển hết ra khỏi bến cá.
Chị Hoàng Thị Thu (trú phường Nghi Thủy) cho biết, công việc của “phu cá” khá vất vả, thường phải có mặt ở bến cá từ lúc 3g sáng để chuẩn bị. Mỗi người trong tổ được giao một nhiệm vụ nhất định từ vận chuyển cá lên bờ, phân loại cá, đưa cá lên xe cho thương lái… Công việc của họ thường kết thúc khi hàng hóa được vận chuyển hết ra khỏi bến cá.
Làm việc ở bến cá những ngày, đa số chị em đều phải mặc thêm quần áo mưa để tránh gió lạnh xuyên vào người.
Làm việc ở bến cá những ngày này, đa số chị em đều phải mặc thêm quần áo mưa để tránh gió lạnh xuyên vào người.
“Phần lớn thành viên trong tổ đều là người nhà của thuyền viên trên tàu. Chồng đi đánh bắt, vợ phụ thêm ở bến. Chỉ ai có việc buôn bán hoặc bận công việc khác mới phải thuê người ngoài. Thù lao của chúng tôi cũng phụ thuộc vào số hàng hóa chủ thuyền đánh bắt được, trung bình mỗi buổi được trả công 150.000 - 200.000 đồng” - chị Thu nói.
“Phần lớn thành viên trong tổ đều là người nhà của thuyền viên trên tàu. Chồng đi đánh bắt, vợ phụ thêm ở bến. Chỉ ai có việc buôn bán hoặc bận công việc khác mới phải thuê người ngoài. Thù lao của chúng tôi cũng phụ thuộc vào số hàng hóa chủ thuyền đánh bắt được, trung bình mỗi buổi được trả công 150.000 - 200.000 đồng” - chị Thu nói.
Các loại cá tạp được phân loại riêng thành từng khay để bán cho các nhà máy đưa về sản xuất thức ăn cho gia súc.
Các loại cá tạp được phân loại riêng thành từng khay để bán cho các nhà máy đưa về sản xuất thức ăn cho gia súc.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI