'Ngôi vương' sụp đổ và cuộc hồi sinh ngoạn mục

18/07/2018 - 09:30

PNO - Những năm 1980 là thời kỳ vàng son và biến Nokia trở thành một tường thành vững chãi khó công ty điện thoại nào có thể vượt qua. Đến 2007 - thời điểm mọi thứ bắt đầu đổ dốc, cho đến khi "ngôi vương" của Nokia sụp đổ.

Nokia có một lịch sử lừng lẫy khi tạo ra được chiếc điện thoại chất lượng cao phù hợp với nhu cầu khách hàng tại thời điểm đó. Thậm chí, nhiều chiếc điện thoại của nhà sản xuất Phần Lan còn trở thành huyền thoại. Tuy nhiên, thương hiệu này đã hoàn toàn sụp đổ khi bỏ lỡ xu hướng smartphone màn hình cảm ứng.

Năm 2014, Microsoft mua lại Nokia với mong muốn làm sống dậy thương hiệu lừng lẫy một thời nhưng cũng không thành công. Sau sự tiếp quản của HMD gần đây, Nokia đang hồi sinh trở lại.

'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Nokia - đế chế di động lừng danh một thời.

Điện thoại Nokia đã có sự trở lại đầy ngoạn mục vào năm 2017. Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, Nokia đã bán được 4,4 triệu chiếc điện thoại thông minh trong quý 4 của năm 2017 và chiếm 1% thị trường toàn cầu.

Con số này tuy có vẻ nhỏ nhưng nó cũng giúp Nokia trở thành thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ 11 trên toàn thế giới, đưa nó lên trên cả vị trí của HTC, Sony. Sự trở lại mạnh mẽ của Nokia nhờ doanh thu mạnh mẽ tại thị trường Anh, Nga, Việt Nam và hầu hết các thị trường Trung Đông. 

Thuở sơ khai của thương hiệu Nokia

Giấy khai sinh của thương hiệu Nokia không mặc định là công ty điện thoại hay điện tử viễn thông gì mà là nhà máy sản xuất giấy. Vào năm 1865, Fredrik Idestam đã xây dựng một nhà máy sản xuất giấy ở miền Nam Phần Lan.

Cùng với sự phát triển của công ty, ông đã xây dựng nhà máy thứ hai tại thị trấn Nokia gần đó vào năm 1868. Ba năm sau, ông chuyển công ty của mình thành công ty cổ phần rồi thành lập công ty Nokia.

'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Logo đầu tiên của Nokia Ab, tiền thân của Nokia ngày nay.

Trong những năm 1960, công ty đã phân nhánh thành điện tử. Trong hai năm tiếp theo, nó phát triển một loạt các thiết bị điện tử bao gồm cả điện thoại vô tuyến cho quân đội.

Năm 1979, Nokia đã thực hiện các bước đầu tiên để hình thành công ty điện thoại bằng cách tạo ra Mobira Oy liên doanh với hãng sản xuất truyền hình Phần Lan Salora và họ tạo ra dịch vụ Điện thoại di động Bắc Âu (NMT). Đây là mạng di động đầu tiên trên thế giới. Trong những năm 1980, Nokia đã ra mắt chiếc điện thoại di động đầu tiên: Mobira Senator.

Năm năm sau, Nokia ra mắt Mobira Cityman, chiếc điện thoại di động đầu tiên chạy trên mạng lưới NMT của công ty. Chiếc điện thoại nặng 800gr và có giá 6308 USD. Có lẽ đây là chiếc điện thoại nặng nề và đắt tiền nhất.

'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Mobira Cityman, chiếc điện thoại di động đầu tiên do Nokia sản xuất.

Dù vậy, chẳng mấy chốc chiếc điện thoại này có được sự yêu mến và trở nên nổi tiếng vào năm 1987 khi lãnh tụ Liên Xô - Mikhail Gorbachev - được chụp ảnh khi đang dùng một chiếc Mobira Cityman để gọi điện cho bộ truyền thông ở Moscow. Sự kiện này khiến cho Mobira Cityman được đặt nickname là "Gorba". 

Thời hoàng kim

Những năm 1980 là thời kỳ vàng son và biến Nokia trở thành một tường thành vững chãi mà khó công ty điện thoại nào có thể vượt qua. Điểm mấu chốt bắt đầu từ năm 1994, Nokia ra mắt điện thoại phiên bản 2100 với nhạc chuông mang tính biểu tượng.

Ba năm sau, Nokia cho ra mắt trò chơi Snake, một trò chơi được người dùng điện thoại yêu mến rộng rãi. Có thể nói thời đó, ai cầm trên tay chiếc Nokia 2100 là rất sành điệu. Và sự yêu mến quá lớn đã giúp Nokia bán ra hơn 20 triệu chiếc Nokia 2100 trên toàn thế giới. Đây là con số vượt ra khỏi dự đoán của công ty rất nhiều lần.

'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Nokia 2100 huyền thoại.

Năm 1997, 11 năm trước khi chiếc iPhone đầu tiên ra mắt, Nokia đã tung ra chiếc điện thoại Communicator với ngoại hình cực cool với màn hình lớn, cùng các tính năng email, fax, lịch. Cùng năm đó, Nokia cũng tung ra 5110 và 6110 với tính năng nhắn tin văn bản đẹp hơn, một lựa chọn tùy biến hệ thống menu màu sắc. Sau đó, nó nâng lên 7110 với chức năng web cơ bản, 7650 tích hợp camera và 6650, điện thoại thông minh đầu tiên hỗ trợ 3G.

Cùng với sự ra mắt hàng loạt những chiếc điện thoại đẹp như mơ, thu hút người dùng, Nokia đã giúp mình trở thành nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới.

Trong khi các đối thủ Apple, Sony và Siemens gần như thất bại khi không tiên đoán được nhu cầu của người dùng thì Nokia đi qua những năm 90 đầy lừng lẫy với doanh thu tăng lên trên 500% từ 8,9 tỷ USD lên 42,8 tỷ USD.

Sự sụp đổ của một đế chế di động

Thần thoại Phần Lan có một câu chuyện kể về báu vật Sampo. Đây là một cỗ máy nhằm mang đến sự giáu có vĩnh cửu do người dân xứ Kalevale tạo nên. Về cơ bản, cỗ máy này tạo ra vàng, muối và lúa mì mỗi ngày từ ba chiếc sừng. Tuy nhiên, không có gì là mãi mãi. Một ngày Sampo bị rơi xuống đáy hồ và sự u ám, nghèo đói đã trở lại xứ Lakevala.

Nhiều người có sự liên tưởng giữa Nokia với câu chuyện thần thoại Sampo. Sau những năm vinh quang, 2007 là thời điểm mọi thứ bắt đầu đổ dốc một cách chóng vánh đối với Nokia.

Trong năm 2009, Nokia đã công bố lỗ quý đầu tiên trong hơn một thập kỷ. Sự sụp đổ này phần lớn là do sự xuất hiện của iPhone, rồi sau đó là HTC cho ra mắt chiếc điện thoại thông minh chạy trên hệ điều hành mới của Google Android...

Nokia vẫn cứng nhắc theo nguyên tắc và con đường của mình mà không chịu khó "thay da đổi thịt" khi cần thiết nên ông lớn đến từ Phần Lan đã từng bước thụt lùi trên đường đua công nghệ điện thoại.

Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi vào tháng 9/2010, Nokia bổ nhiệm Stephen Elop, cựu giám đốc của Microsoft, vào vị trí CEO của công ty. Đây là người đầu tiên không có quốc tịch Phần Lan được đảm nhiệm chức vụ CEO tại công ty Phần Lan này. Chỉ một tháng sau khi nhậm chức, Elop đã cắt giảm 1.800 nhân công của Nokia. 

Thay vì tham gia vào cùng con đường với nhiều công ty khác, Giám đốc điều hành mới của Nokia Stephen Elop đã hợp tác với Microsoft để phát triển các điện thoại thông minh chạy trên nền tảng Windows Phone. Sự đơn độc này một lần nữa lại khiến Nokia thất bại.

Sau này, sự hợp tác cùng nhiều đối tác giúp chiếc điện thoại Nokia Lumia có được chỗ đứng trên thị trường nhưng nó vẫn không giúp Nokia quay trở lại những năm hoàng kim của mình.

Cuộc hồi sinh đầy bất ngờ

Vào năm 2016, Nokia đột nhiên công bố trở lại và điều này cũng khiến nhiều người bất ngờ.

HMD Global, công ty sở hữu thương hiệu Nokia khiến nhiều người e ngại cuộc hồi sinh này sẽ không thành công vì thị trường điện thoại đang có quá nhiều ông lớn thống trị như Samsung và Apple trong phân khúc cao cấp và các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi, Huawei ở mức trung bình và giá rẻ.

Hơn nữa, chiếc Nokia Lumia hợp tác với Microsoft đã không thực sự tạo ra bất kỳ dấu ấn nào trong phân khúc điện thoại thông minh. Đáng ngạc nhiên, Nokia đã không rơi phẳng trong thời gian này.

Theo một báo cáo gần đây được phát hành bởi công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, riêng Nokia đã xuất xưởng nhiều smartphone hơn trong quý IV năm 2017, hơn HTC, Sony, Google, Lenovo hoặc thậm chí OnePlus.

Nếu bạn chú ý đến cuộc triển lãm Mobile World Congress 2018 năm nay, Nokia đã trở lại cuộc chơi trong phân khúc tầm trung và có thể sẽ sớm thách thức những ông lớn trong cuộc chiến điện thoại thông minh hiện nay.

Nhìn lại một số chiếc điện thoại mang dấu ấn lịch sử và đi vào huyền thoại của Nokia:

'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Năm 1984, Nokia ra mắt Mobira Talkman, chiếc điện thoại có thể di chuyển đầu tiên trên thế giới. Ba năm sau, Nokia tiếp tục giới thiệu một trong những chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên của thế giới, chiếc Mobira Cityman 900 cho mạng NMT-900. 
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Năm 1992, Nokia giới thiệu chiếc Nokia 1011, chiếc điện thoại GSM đầu trên thế giới. 
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Năm 1994, Nokia tích hợp đoạn nhạc chuông nổi tiếng của mình vào các điện thoại Nokia 2100 series.
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Năm 1996, Nokia cho ra mắt chiếc điện thoại nắp trượt hướng đến các doanh nhân là Nokia  8110. 
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Cuối năm 1998, 8810 cũng là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới dùng hệ thống ăn ten ngầm và cũng được xem là cộc mốc cho phân khúc điện thoại sang trọng với lớp vỏ mạ chrome bóng đẹp.
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Năm 2000, mẫu điện thoại Symbian đầu tiên của Nokia được ra đời. Đó là chiếc Nokia 9210 Communicator. 9210 là 1 trong những chiếc điện thoại có màn hình màu đầu tiên, tích hợp các khả năng nhận Fax, email,....
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Nokia 7650, ra mắt vào năm 2001, là chiếc điện thoại đầu tiên của Nokia chạy Symbian OS - hệ điều hành mà rất nhiều smartphone sử dụng trong nhiều năm liền sau đó. Đây cũng là điện thoại đầu tiên của Nokia có camera tích hợp. 
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
N-Gage, dòng điện thoại chơi game đình đám một thời từng được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng.
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Ra mắt năm 2003, Nokia 1110 được ghi trong sách kỷ lục Guiness là mẫu điện thoại bán chạy nhất mọi thời đại của Nokia nói riêng cũng như lịch sử thế giới nói chung với 250 triệu chiếc.
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Năm 2004, Nokia 7610 - điện thoại "chiếc lá", và phiên bản màu đen-đỏ của máy từng được rất nhiều người ưa thích.
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Nokia 7710 - điện thoại đầu tiên của hãng có màn hình cảm ứng.
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
Nokia N95, "sát thủ của iPhone", được ra mắt vào năm 2007. Máy chạy Symbian và là một trong những mẫu smartphone Symbian được rất nhiều người Việt sử dụng. 
'Ngoi vuong' sup do va cuoc hoi sinh ngoan muc
808 PureView (2012) là một sản phẩm mang tính cột mốc nhờ vào cảm biến PureView với độ phân giải 41 megapixel và kĩ thuật oversampling giúp tạo ra những bức ảnh tốt rất ấn tượng. 

Uyên Hồ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI