Ngôi làng đóng cửa vì bị bầy gấu Bắc Cực xâm chiếm

06/12/2019 - 10:00

PNO - Hơn 50 con gấu Bắc Cực xâm nhập vào một ngôi làng ở Nga, khiến khu vực bị khóa chặt và người dân lo ngại không dám ra khỏi nhà.

Ban đầu, những con gấu dường như đã đến làng Ryrkaypiy để tìm kiếm thức ăn ưa thích là hải tượng và hải cẩu. Các thành viên của đội tuần tra gấu địa phương cho biết họ phát hiện 56 con gấu trong khu vực rộng khoảng một km vuông gần bờ biển.

Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) cho biết cư dân địa phương đã tình nguyện hỗ trợ đội tuần tra gấu bảo vệ thị trấn, đồng thời hủy bỏ một số sự kiện truyền thống theo mùa. Trẻ em cũng phải đi xe buýt theo lịch trình đặc biệt đến trường.

Ngoi lang dong cua vi bi bay gau Bac Cuc xam chiem
Tình trạng thiếu băng khiến bầy gấu Bắc Cực mắc kẹt lại quanh khu đất liền, thay vì có thể tiến sâu hơn về phái vùng cực để tìm thức ăn.

Trong khi đó, hai người được chỉ định tuần tra ở rìa ngoài của ngôi làng để ngăn chặn những con gấu đi vào, trong khi những tình nguyện viên khác giúp đỡ.

Theo người đứng đầu đội tuần tra gấu Tatyana Minenko, những con gấu "đều gầy" và có "cả trường thành lẫn con non".

Một tập hợp những con gấu Bắc Cực như vậy được cho là không bình thường, và WWF cho biết "sự suy giảm của vùng biển băng do khí hậu thay đổi" đang dẫn đến sự gia tăng "các cuộc chạm trán của con người và động vật ăn thịt".

Ngoi lang dong cua vi bi bay gau Bac Cuc xam chiem
Thực phẩm của con người cực kỳ thu hút loài gấu, vì vậy một khi đã ở lại, chúng hầu như không muốn tiếp tục hành trình.

Mikhail Stishov - điều phối viên dự án đa dạng sinh học ở Bắc Cực từ WWF Russia - cho biết. "Nếu có đủ băng, những con gấu sẽ đi xa hơn về phía bắc để săn hải cẩu. Nhưng nếu băng không đủ dày, chúng sẽ ở lại bờ và có thể ghé thăm ngôi làng do tò mò, đói bụng”.

"Chất thải tự phát trong khu dân cư cực kỳ thu hút các loài động vật. Gấu sẽ ngửi thấy mùi chất thải thực phẩm và đi đến, bất kể xung quanh chúng có thức ăn khác hay không”.

"Việc tập hợp của những con gấu Bắc Cực đang trở nên thường xuyên hơn. Chúng tôi phải thích nghi và tìm cách tránh xung đột giữa người và động vật".

Ngoi lang dong cua vi bi bay gau Bac Cuc xam chiem
Biến đổi khí hậu khiến con người và động vật chạm trán nhau thường xuyên hơn, từ đó buộc cả hai phải thích nghi.

Tấn Vĩ (Theo ABC, Euro News)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI