Ngộ nghĩnh bé lớp 4 thuyết trình, tranh cử vị trí lớp trưởng: 'Nếu bạn chọn tôi, tôi sẽ...'

05/10/2016 - 09:59

PNO - "Nếu các bạn bầu tôi, tôi sẽ giúp các bạn khi không nhớ bài, không hiểu bài và những thứ khác. Tôi vừa được vào Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tôi rất mong các bạn bầu tôi làm lớp trưởng."

"Nếu chọn tôi, tôi sẽ giúp bạn khi không nhớ bài"

Đó là cuộc tranh cử vị trí lớp trưởng diễn ra khá sôi nổi và tất bật của học sinh vừa lên lớp 4, trường Tiểu học Mầm non Chu Văn An (Hà Đông, Hà Nội), dưới sự quản lý của giáo viên lớp. Mỗi bạn sẽ tự viết ra giấy những quan điểm, kế hoạch, mục tiêu đưa lớp đi lên nhằm thuyết phục các bạn. Cả buổi chỉ xoay quanh chủ đề "Nếu tôi là lớp trưởng tôi sẽ làm gì?".

Với giọng nói giõng dạc, quyết đoán, bạn Thạch Lâm Lâm (một thành viên trong lớp) đã thuyết phục thầy cô và các bạn tin tưởng giao phó vị trí lớp trưởng:

"Tên tôi là Thạch Lâm Lâm. Trong những năm học vừa qua, tôi đã cố gắng hết sức để đạt được những thành tích tốt nhất trong các bài thi cuối năm. Nếu các bạn bầu tôi, tôi sẽ giúp các bạn khi không nhớ bài, không hiểu bài và những thứ khác...

Tôi vừa được vào Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tôi rất mong các bạn bầu tôi làm lớp trưởng", bạn Lâm nói.

Ngo nghinh be lop 4 thuyet trinh, tranh cu vi tri lop truong: 'Neu ban chon toi, toi se...'
Bé Thạch Lâm Lâm 'nhí nhố' trong phòng ăn của nhà trường

Chia sẻ với PV báo Phụ nữ TP.HCM, chị Nguyễn Thùy Lan - Phụ huynh của bé Lâm bày tỏ, chị rất thích cách làm việc, triển khai ứng cử vị trí lớp trưởng trong trường học nói riêng và phát triển khả năng tự khẳng định mình nói chung.

"Khi ở nhà cháu khá tự tin, vì là chị cả nên luôn luôn chăm lo cho các em, lúc nào cũng dẫn đầu trong tất cả mọi việc, thay mẹ làm việc nhà và cho em ăn. Đến lớp thì Lâm Lâm luôn luôn giúp đỡ các bạn, mình nhận thấy con khá có trách nhiệm đối với công việc con làm.

Tại lớp thì cô cho viết những bài để các bạn tự ứng cử vị trí lớp trưởng. Các bạn đứng lên thuyết trình trước lớp mình có khả năng gì vào vị trí đó.

Con cũng nói rõ nếu các bạn bầu tớ, tớ sẽ giúp đỡ các bạn trong học tập (vì tớ học giỏi), lấy đồ ăn cho các bạn, xếp chỗ ngủ cho các bạn... Con đưa ra rất nhiều lý do để thuyết phục các bạn. Và kết thúc con chốt hạ 1 câu rất đáng yêu "Cuối cùng con thích làm lớp trưởng". Cháu tự nghĩ và tự nói hết, mẹ không đưa ra bất cứ gợi ý nào".

Chị Lan cho biết, chị cũng như nhiều phụ huynh khác luôn mong muốn con mình tự lập, tự khẳng định và có trách nhiệm với bản thân mình, tránh tình trạng thụ động ngay khi bé còn nhỏ.

Ngo nghinh be lop 4 thuyet trinh, tranh cu vi tri lop truong: 'Neu ban chon toi, toi se...'
Thạch Lâm Lâm (áo hồng)

Những áp lực!

Nhìn câu chuyện tranh cử làm lớp trưởng của bé, chị Vũ Thị Phương Thao (Vĩnh Phúc) bày tỏ: "Làm lớp trưởng ở đây là làm gì? Đó là xem các bạn có quên cái gì, có xả rác ra lớp không, thỉnh thoảng cầm các tờ bài tập cô giao đi photo giúp cô, rồi phát cho các bạn. Đồng thời, quan sát, thu nhận ý kiến của các bạn về các vấn đề của trường, lớp, sau đó thay mặt chúng phản ánh lại trong các cuộc họp của các lớp trưởng với cô giáo.

Con nói với mình, con muốn tranh cử làm lớp trưởng vì con mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho mọi người, bằng sức lực và tinh thần của con. Con muốn các bạn yêu trường, yêu lớp, yêu các thầy cô giáo, con cũng muốn lớp mình, trường mình sạch đẹp hơn... bằng những suy nghĩ rất giản dị, rất tốt và có trách nhiệm.

Tuy nhiên, đặt lên vai trẻ trách nhiệm lớn lao như vậy, cha mẹ và các thầy cô cần có sự quan tâm, hướng dẫn cho bé, tránh những áp lực từ nhiều phía khiến con thay đổi, hay mệt mỏi, không còn thời gian để học tập nữa".

Đồng quan điểm với chị Phương Thao, cô Nguyễn Thị Bích L. (Giáo viên Tiểu học ở TP.Thanh Hóa) cho rằng: "Việc để các học sinh tranh cử vị trí làm lớp trưởng sẽ khiến các con trưởng thành hơn, sống có trách nhiệm và tự giác, nề nếp hơn. Không phủ nhận những mặt tốt đẹp của nó.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý một số điểm như: Những áp lực mà con có thể gặp phải khi chức lớp trưởng hơi quá sức với 1 đứa trẻ: Áp lực từ phía thầy cô luôn phải hoàn thành tốt, áp lực từ phía bạn bè luôn phải gương mẫu. Làm sao có thể tránh khỏi nếu bạn nào đó kỳ thị vì lớp trưởng khá "gay gắt" chẳng hạn.

Việc này, cha mẹ và thầy cô hãy chú ý hơn nữa, theo dõi, hướng dẫn và chỉ bảo con, đồng hành cùng con. Và có chăng hãy để vị trí lớp trưởng được luôn phiên, để ai trong lớp cũng được làm lớp trưởng và khẳng định mình trong một thời gian nhất định", cô Liên nói.

Hà My

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI