Ngỡ ngàng vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi điện Kiến Trung trong hoàng cung Huế

26/02/2024 - 07:48

PNO - Khách tham quan điện Kiến Trung vừa phục dựng trong Hoàng cung Huế ngỡ ngàng với loạt cổ vật quý hiếm của hai vị vua cuối cùng triều Nguyễn.

 

Điện Kiến Trung nằm bên trong Tử Cấm Thành, được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1921-1923. Đây là nơi ở chính của nhà vua bên trong Tử Cấm Thành.
Điện Kiến Trung nằm bên trong Tử Cấm Thành, được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1921-1923. Đây là nơi ở chính của nhà vua bên trong Tử Cấm Thành.
Điện Kiến Trung là công trình vô cùng độc đáo bên trong hoàng cung, mang phong cách kiến trúc Pháp, Ý và cổ truyền của Việt Nam.Đáng tiếc ngôi điện này đã bị chiến tranh phá hủy hoàn toàn vào năm 1947.
Điện Kiến Trung là công trình vô cùng độc đáo bên trong hoàng cung, mang phong cách kiến trúc Pháp, Ý và cổ truyền của Việt Nam. Đáng tiếc ngôi điện này đã bị chiến tranh phá hủy hoàn toàn vào năm 1947.
Vào năm 2019, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khởi động dự án phục dựng điện Kiến Trung, với tổng kinh phí hơn 123 tỉ đồng.Sau nhiều năm phục dựng, nay ngôi điện này đã sẵn sàng mở cửa đón những vị khách đầu tiên vào tham quan dịp Tết  Giáp Thìn 2024 vừa qua
Vào năm 2019, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khởi động dự án phục dựng điện Kiến Trung, với tổng kinh phí hơn 123 tỉ đồng. Sau nhiều năm phục dựng đến nay ngôi điện này đã hoàn thiện mở cửa đón những vị khách đầu tiên vào tham quan dịp tết Giáp Thìn 2024 vừa qua.
Sau khi vua Bảo Đại lên ngôi, ngôi điện được tu sửa lại với nhiều tiện nghi và là nơi duy nhất trong Hoàng cung có bồn tắm theo kiểu phương Tây.
Sau khi vua Bảo Đại lên ngôi, ngôi điện được tu sửa lại với nhiều tiện nghi và là nơi duy nhất trong Hoàng cung có bồn tắm theo kiểu phương Tây.
Đây cũng là nơi Hoàng hậu Nam Phương hạ sinh Hoàng thái tử Bảo Long.
Đây cũng là nơi Hoàng hậu Nam Phương hạ sinh Hoàng thái tử Bảo Long.
Sau khi phục dựng, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tham khảo nhiều nguồn tài liệu về ngôi điện độc đáo này để bố trí những cổ vật có liên quan đến cuộc đời hai vị vua từng ở tại đây là Bảo Đại và Khải Định.
Sau khi phục dựng, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tham khảo nhiều nguồn tài liệu về ngôi điện độc đáo này để bố trí những cổ vật có liên quan đến cuộc đời hai vị vua từng ở tại đây là Bảo Đại và Khải Định.
Nhiều du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những cổ vật quý giá mà Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế còn lưu giữ lại và trưng bày tại điện Kiến Trung như giày của vua Khải Định thường phục hằng ngày của vua Khải Định, giày thêu rồng vàng của Hoàng thái tử Vĩnh Thụy (sau này là vua Bảo Đại), trấn phong, bàn ghế, chum, tủ khảm ốc xà cừ tinh xảo...
Nhiều du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những cổ vật quý giá mà Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế còn lưu giữ lại và trưng bày tại điện Kiến Trung như giày của vua Khải Định thường phục hằng ngày của vua Khải Định, giày thêu rồng vàng của Hoàng thái tử Vĩnh Thụy (sau này là vua Bảo Đại), trấn phong, bàn ghế, chum, tủ khảm ốc xà cừ tinh xảo...
Hiện tại chỉ có tầng 1 điện Kiến Trung đã được trưng bày hoàn chỉnh . Tầng 2 sẽ tiếp tục vào thời gian sau
Hiện tại chỉ có tầng 1 điện Kiến Trung đã được trưng bày hoàn chỉnh. Tầng 2 sẽ tiếp tục vào thời gian sắp đến.
Anh Lê Hoài Nhân (du khách đến từ TP Huế) cho biết rất thích thú khi được chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá được trưng bày bên trong điện Kiến Trung. “Tôi không thể ngờ được ngôi điện từng bị phá hủy gần như hoàn toàn này lại được phục dựng một cách đầy đủ, hoành tráng như vậy. Hy vọng những công trình khác bên trong Hoàng cung từng bị phá hủy như điện Cần Chánh cũng sẽ được phục dựng lại như xưa”, anh Nhân nói.
Anh Lê Hoài Nhân (du khách đến từ TP Huế) cho biết rất thích thú khi được chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá được trưng bày bên trong điện Kiến Trung. “Tôi không thể ngờ được ngôi điện từng bị phá hủy gần như hoàn toàn này lại được phục dựng một cách đầy đủ, hoành tráng như vậy. Hy vọng những công trình khác bên trong Hoàng cung từng bị phá hủy như điện Cần Chánh cũng sẽ được phục dựng lại như xưa”, anh Nhân nói.
Mặt tiền trang trí khảm gốm sứ nhiều màu sắc - đặc trưng cho loại hình nghệ thuật cung đình từng đạt đến đỉnh cao dưới thời vua Khải Định. Đây là nơi vua Khải Định băng hà.
Mặt tiền trang trí khảm gốm sứ nhiều màu sắc - đặc trưng cho loại hình nghệ thuật cung đình từng đạt đến đỉnh cao dưới thời vua Khải Định. Đây là nơi vua Khải Định băng hà.
Điện Kiến Trung là một trong những cung điện của triều Nguyễn. Đây được xem là công trình tiêu biểu và ấn tượng của kiến trúc Cung đình Huế. Với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, cung điện này đã trở thành một trong những địa danh nổi tiếng trên bản đồ du lịch Huế.
Điện Kiến Trung là một trong những cung điện của triều Nguyễn. Đây được xem là công trình tiêu biểu và ấn tượng của kiến trúc Cung đình Huế. Với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, cung điện này đã trở thành một trong những địa danh nổi tiếng trên bản đồ du lịch Huế.
Cách đây tròn 3 vòng lục thập hoa giáp (60x3), cũng vào năm Giáp Thìn (1844), vua Thiệu Trị quyết định cho xuất bản cuốn sách “Ngự đề đồ hội thi tập” trong đó có 20 thắng cảnh được nhà vua bình chọn và đề vịnh (Thần Kinh nhị thập cảnh).
Cách đây tròn 3 vòng lục thập hoa giáp (60x3), cũng vào năm Giáp Thìn (1844), vua Thiệu Trị quyết định cho xuất bản cuốn sách “Ngự đề đồ hội thi tập” trong đó có 20 thắng cảnh được nhà vua bình chọn và đề vịnh (Thần Kinh nhị thập cảnh).
Và nay, sau 180 năm, điện Kiến Trung- công trình nối tiếp của Minh Viễn Lâu - “Thần Kinh đệ nhất cảnh” đã được hồi sinh
Và nay, sau 180 năm, điện Kiến Trung- công trình nối tiếp của Minh Viễn Lâu - “Thần Kinh đệ nhất cảnh” đã được hồi sinh.
.“Tôi rất hy vọng, năm Giáp Thìn này sẽ là năm đánh dấu cho sự thăng hoa của di sản. Và cũng là năm khởi đầu cho sự thăng hoa của cố đô Huế trên con đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng của văn hóa, di sản”. Tiến sĩ Phan Thanh Hải –Giám đốc Sở VH-TT trao đổi.
“Tôi rất hy vọng, năm Giáp Thìn này sẽ là năm đánh dấu cho sự thăng hoa của di sản. Và cũng là năm khởi đầu cho sự thăng hoa của cố đô Huế trên con đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng của văn hóa, di sản”, tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VH-TT - trao đổi.

Thuận Hóa

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=