Nghĩa tào khang trên lằn ranh sinh tử

13/11/2017 - 11:00

PNO - Bệnh nhân ung thư vẫn thường được xem là người đang bước vào 'cửa tử'. Một tuần ở Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, nơi lằn ranh sống - chết mong manh như sợi tóc...

Chúng tôi đã bao lần phải rơi nước mắt khi chứng kiến những phũ phàng, bạc bẽo, cạn tình giữa người với người và cũng ấm lòng chứng kiến tình yêu, sự trọn vẹn của nghĩa vợ chồng.

Bài 1: NỖI ĐAU NHÂN ĐÔI

Nửa tháng dõi theo các bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện (BV) Ung Bướu TP. HCM, chúng tôi đã trò chuyện với nhiều nữ bệnh nhân, nghe những câu chuyện đời xót xa của các chị. Không ít bệnh nhân, trong cơn đau tận cùng của thể xác, còn bị người bạn đời mang những cơn bão dữ tới quật nát tinh thần.

Nghia tao khang tren lan ranh sinh tu
Mỗi ngày dưới gầm giường, chị Phượng chỉ biết loay hoay đếm thanh giường và lục xem ảnh các con.

Bao giờ đến lượt tôi?

Tôi cúi rạp xuống sàn nhà, ghé sát nơi chị Huỳnh Thị Phượng (sinh năm 1974, ở phòng 402, khoa Nội 1) đang nằm, ngẩng lên chỉ thấy toàn những thanh sắt dọc ngang, hỏi đùa: “Ngày nào cũng đếm mấy cái thanh này phải không?”. Không ngờ, chị gật đầu: “Ừ, ngày nào cũng đếm, mà đếm xong, tôi cũng quên nó có mấy thanh rồi”.

Phượng sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Tân Phong, H. Tân Biên, tỉnh Tây

Tôi cầm tay Phượng, chưa kịp nắm lại, đã điếng hồn vì tiếng thét thất thanh ngay dãy giường bên cạnh: “Chết, chị tôi chết rồi”. Tôi nhìn sang, người phụ nữ đang nằm, khẳng khiu, da dẻ đen đúa, duỗi đơ cả người. Tiếng thét kéo các y - bác sĩ ở phòng trực chạy đến. Thấy tôi bàng hoàng, nữ điều dưỡng tên Nhung an ủi: “Ngày nào cũng có những ca như vậy cả”. Còn Phượng nhắm nghiền mắt, trông hệt người phụ nữ kia, thều thào: “Không biết khi nào sẽ tới lượt tôi?”.

Ninh. Năm 17 tuổi, chị lấy chồng, rồi giữa đường dang dở. Chị ở vậy làm công nhân may, lo nuôi con gái và cùng em trai út chăm sóc cha mẹ già. Hai năm trước, Phượng gặp và gá nghĩa cùng người đàn ông đồng cảnh ngộ. Cuộc sống tuy nghèo nhưng vui vì anh luôn cận kề chia sẻ cùng chị. Rồi Phượng sinh con trai. Niềm vui chưa được bao lâu thì một ngày, đang cho con bú, một cơn đau quặn người đánh gục Phượng. 

Chị được gia đình đưa vào BV Tây Ninh cấp cứu, được chuyển đến BV Từ Dũ (TP. HCM). Tại đây, các bác sĩ phát hiện Phượng có dấu hiệu K cổ tử cung. Ngày 19/4, Phượng thành bệnh nhân chính thức ở khoa Nội 1, BV Ung Bướu và bỗng dưng… mất chồng.

Chị nghẹn ngào kể: “Anh ta vô bệnh viện nhìn tôi một cái, rồi bỏ đi mất biệt luôn. Hơn sáu tháng, con tôi mất cha mà không biết nguyên do”. Phượng nhập viện chưa lâu, thì cha của chị bị té gãy chân, mẹ chị (cũng đã hơn 70 tuổi) phải lo chăm sóc chồng nên bé Huỳnh Ngọc Huyền - con gái Phượng - phải bỏ ngang lớp Chín, ở nhà trông đứa em chưa tròn một tuổi. 

Phượng rơi nước mắt: “Tôi đã làm liên lụy cả gia đình”. Em trai út của Phượng cũng rất khó khăn, vợ anh đã qua đời vì bướu tim ác tính cách đây hai năm, để lại ba đứa con thơ. Cả phòng hơn 24 bệnh nhân, cũng có chị rơi vào hoàn cảnh chồng bỏ sau khi phát hiện vợ bị bệnh hiểm nghèo, nhưng các chị tự nhận mình “may hơn Phượng, vì tụi tôi còn có người thân chăm sóc, sẻ chia”.

Nghia tao khang tren lan ranh sinh tu
Chị Ngô Thị Công, người làm dịch vụ giúp các bệnh nhân vệ sinh cá nhân đang chăm sóc một bệnh nhân “cô đơn” ở khoa ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM

Nỗi đau kép

Chồng chị T.N., vừa bước chân vào phòng bệnh, đã sẵn cơn nổi đóa, la um sùm: “Mầy biết rõ tao mua cái ti vi 15 triệu đồng mà sao đem bán có bốn, năm triệu?”. Đang nằm thu lu, chị T.N. cố gượng dậy, gương mặt nhăn nhó kìm nén, lên tiếng: “Không bán thì tiền đâu vô bệnh viện, để tui nằm nhà chờ chết sao?”. Anh chồng hét tiếp: “Còn cái máy giặt, mày cũng bán có 300.000 đồng là sao?”. Chị T.N. gào khóc: “Tới giờ mà ông còn tiếc với tui, tui còn sống được bao lâu nữa đâu. Con cái ông bỏ mặc, ông chỉ biết đi với gái, có lo lắng gì cho tui đâu mà không bán”. Tiếp theo đó là một chuỗi những la hét, kể lể, khóc than, nấc nghẹn...

Chị N.T.T.N. (45 tuổi) nằm thu người trên ghế bố, cắn răng chịu đựng cơn đau, nhường chiếc giường bệnh nhân cho ba đứa con nhỏ nằm ngủ. Các con theo mẹ vào bệnh viện vì ở nhà không ai nuôi chúng; vào đây, ít ra cũng có cơm cháo từ thiện để ăn, còn được người mẹ đang bệnh tật trông nom, nhắc nhở.

Cũng như Phượng, chị T.N. bị ung thư cổ tử cung. Lần đầu chị nhập viện đã được phẫu thuật, vô thuốc và nằm lại điều trị. Ngày ấy người chồng cũng quan tâm chăm sóc vợ, nhưng do cuộc sống khó khăn, vừa thấy sức khỏe tạm ổn, chị T.N. phải xuất viện về nhà. Không được chăm sóc, điều trị tốt, lại thêm bao nỗi lo toan, bệnh di căn nhanh chóng khiến chị phải quay lại bệnh viện lần hai. Người chồng dần chán chường, lạnh nhạt. Việc thăm viếng thưa dần và mỗi lần vô bệnh viện gặp vợ, anh đều tỏ thái độ cục cằn, nặng lời với chị. Bất kể xung quanh cũng là những bệnh nhân đang cần yên tĩnh.

Rồi chị cũng phải rời bệnh viện khi sức khỏe chưa ổn, vì điều kiện kinh tế quá khó khăn. Do không được điều trị tới nơi, lại tiếp tục những cơn đau, khối u được dịp bộc phát, di căn sang trực tràng và buồng trứng, chị phải khăn gói vào bệnh viện lần ba. Lần này, chị phải mang cả ba đứa con theo, vì người cha, người chồng ấy đã buông tay.

Ban đầu, trước cảnh cãi vã của hai vợ chồng, những người nằm chung phòng còn khuyên can, thắc mắc hoặc trách móc, nhưng giờ họ quen rồi - quen cái vẻ mặt hầm hầm giận dữ, cái giọng quát tháo của anh, quen luôn những tiếng thét yếu ớt giữa những cơn đau xé thân thể và tâm hồn của chị nên cũng thôi trách giận hay than phiền. Hình như đó là điều duy nhất họ có thể sẻ chia với người đàn bà bệnh tật và người đàn ông thô lỗ ấy, bởi họ biết gia đình chị đã rơi vào cảnh kiệt quệ tận cùng, không lối thoát. 

Ước gì... anh ấy suy nghĩ lại

Chị K.L., một bệnh nhân chung phòng, thường xuyên chứng kiến cảnh xung đột của vợ chồng chị T.N., nói: “Thấy hoàn cảnh chị ấy như vậy nên không ai nỡ trách, nhưng chúng tôi cũng đang gặp khó khăn. Ước gì anh chồng suy nghĩ lại, cố gắng dìu vợ qua khổ nạn cho trọn nghĩa tào khang”. 

Hôm tôi ngồi với chị T.N. ở phòng bệnh là lúc chị nhận tin dữ - chị N.P.G., cũng 45 tuổi, từng nhập viên một lần với chị T.N - vừa trút hơi thở cuối cùng. “Chị G. hy sinh hết thảy cho chồng con đến quên cả mình. Do thời gian ủ bệnh quá lâu, phẫu thuật muộn, sau đó lại phải rời viện sớm. Về nhà thì sự vô tâm và cách hành xử thô bạo của chồng khiến chị tổn thương, suy sụp. Những cơn đau khiến tính tình chị trở nên cáu bẳn. Rồi vết thương lan ra...” - chị T.N. kể giữa tiếng thở dài. Trước ngày chị G. bỏ viện, bác sĩ cho biết khối u của chị phát triển ngày càng lớn, di căn càng xa, bệnh càng tiến triển nhanh, không thể xử lý hết được. Chị G. tuyệt vọng, chọn cái chết để giữ lại chút tài sản ít ỏi là hai chiếc xe máy cho các con có phương tiện đi học, đi làm”. 

Nghi Anh - Thu Lê

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.