“Nghỉ việc sớm, sống cho mình”- kẻ cười, người khóc

01/10/2023 - 10:04

PNO - Hơn 57% người dân Đông Nam Á trong tuổi lao động đang nghiêm túc lập kế hoạch nghỉ hưu sớm. 60% số người trong một khảo sát lạc quan tin rằng họ có thể về hưu trước tuổi 50 nhờ tiết kiệm hoặc đầu tư đúng cách.

Xu hướng nghỉ hưu sớm nở rộ vài thập niên trở lại đây ở phương Tây đang lôi cuốn ngày càng nhiều người trung niên, thậm chí thanh niên châu Á lựa chọn “lối thoát” tương tự. Họ tiết kiệm từng ngày vì một tương lai thư thái hơn, không phải tiếp tục bận tâm chuyện mưu sinh. Thế nhưng, viễn cảnh liệu có tươi sáng với những người còn ở lại trong guồng máy lao động vốn không thể ngừng vận hành của xã hội? 

Jeong Hyo-won (phải) chọn cách nghỉ việc sớm,  tham gia vào các dự án đầu tư tài chính tự do vì muốn thoát khỏi môi trường làm việc uể oải - Nguồn ảnh: SCMP
Jeong Hyo-won (phải) chọn cách nghỉ việc sớm, tham gia vào các dự án đầu tư tài chính tự do vì muốn thoát khỏi môi trường làm việc uể oải - Nguồn ảnh: SCMP

Năm ngoái, Kim Min-jae chính thức từ bỏ công việc đáng mơ ước tại một công ty thiết kế trò chơi điện tử nổi tiếng của Hàn Quốc để sống tự do theo cách riêng. Giờ đây, Kim và bạn gái có thể thong thả tận hưởng những kỳ nghỉ trên đảo, tập yoga và dạo mát mỗi đêm. Họ hoàn toàn không có ý định quay lại với chuỗi ngày làm việc tất bật. 

Kim - nay 36 tuổi - là một trường hợp điển hình của làn sóng FIRE (tự do tài chính, nghỉ hưu sớm). Thuật ngữ này dần nổi tiếng sau khi xuất hiện trong tựa sách kinh tế bán chạy toàn cầu Your Money or Your Life (tạm dịch: Tiền của bạn hay cuộc đời bạn, phát hành lần đầu năm 1992).

Người đứng sau tác phẩm là Joe Dominguez - một chuyên gia phân tích tài chính từng nổi danh ở phố Wall đã nghỉ hưu khi mới 31 tuổi. Sách thuật lại kế hoạch 9 bước do Dominguez xây dựng, cung cấp lời khuyên bổ ích cho những ai có nguyện vọng sớm thoát khỏi sức ép công việc. 

Bứt mình khỏi những biến động 

Như cách Dominguez gợi ý trong cuốn sách để đời của ông, những người ủng hộ FIRE đang nỗ lực sống dè sẻn, tích cóp mọi khoản thu nhập vì mục tiêu tối đa hóa tiềm năng tài chính. Điều này nhằm đảm bảo một tương lai không phải lo âu vấn đề tiền bạc dù họ không tiếp tục làm việc nữa. 

Kim đã suy ngẫm về việc nghỉ hưu sớm cách đây 6 năm. Thế nhưng, sau khi gặp được bạn gái cũng là một đồng nghiệp có chung ý tưởng, Kim mới bắt đầu bị thuyết phục. Để rút lui an toàn, anh tiết lộ mình và bạn gái tiết kiệm đến 90% tiền lương hằng tháng. Cả hai không tiêu pha cho bất kỳ thú vui xa xỉ nào như quần áo hàng hiệu hay các bữa ăn ngoài. 

Kim và bạn gái đã tiết kiệm được 1,8 tỉ won (hơn 34 tỉ đồng) trước khi nghỉ việc. Họ không có ý định kết hôn trước tuổi 55. Sau độ tuổi này, cả hai có thể đăng ký một chính sách tài trợ kinh tế từ Chính phủ Hàn Quốc. Theo đó, họ sẽ được quyền vay tiền từ chính phủ bằng cách dùng nhà riêng làm tài sản đảm bảo. Kim nói: “Chúng tôi không tính chuyện có con. Mục tiêu cuối cùng là sử dụng hết khoản tiền tiết kiệm của cả hai trước khi chúng tôi qua đời”. 

“Tôi may mắn được cộng tác cùng một số đồng nghiệp tuyệt vời, tại một công ty tôi từng mơ ước gia nhập. Thế nhưng, tôi không kiểm soát được lượng công việc mình phải gánh vác. Tôi càng không chắc liệu mọi thứ có thể tốt hơn trong tương lai” - Kim - người từng gắn bó với công việc nhà phát triển trò chơi suốt 11 năm - bày tỏ. 

Trong bối cảnh thiếu hụt lao động cùng hiện trạng già hóa dân số ở nhiều nước châu Á,  trào lưu FIRE có thể tạo thêm áp lực cho những người lao động lớn tuổi - Nguồn ảnh: The New York Times
Trong bối cảnh thiếu hụt lao động cùng hiện trạng già hóa dân số ở nhiều nước châu Á, trào lưu FIRE có thể tạo thêm áp lực cho những người lao động lớn tuổi - Nguồn ảnh: The New York Times

Trào lưu FIRE hẳn nhiên trong tầm với của những cá nhân có thu nhập cao và tương đối ổn định như Kim. Tuy vậy, “rất nhiều người lao động phổ thông không hài lòng về môi trường làm việc, thậm chí một số thanh niên thất nghiệp hứng thú với hoạt động đầu tư tài chính hơn là tìm công việc chính thức đang dự định gia nhập đội ngũ nghỉ hưu sớm.

Hiện chưa có thống kê hoàn chỉnh nhưng một số cộng đồng ủng hộ làn sóng FIRE trên mạng xã hội Hàn Quốc đã thu hút hàng ngàn thành viên tham gia thảo luận” là kết luận của nhà báo tài chính Shin Hee-eun. 

Tại Đông Nam Á, FIRE cũng dần trở thành hiện tượng đáng chú ý. Theo một dự án nghiên cứu do công ty phân tích dữ liệu tài chính Milieu Insight (Singapore) thực hiện năm 2022, hơn 57% người dân Đông Nam Á trong tuổi lao động đang nghiêm túc lập kế hoạch nghỉ hưu sớm.

Trong số 1.500 người tham gia dự án khảo sát (tiến hành tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines), 60% lạc quan tin rằng họ có thể về hưu trước tuổi 50 nhờ tiết kiệm hoặc đầu tư đúng cách.

“Tại nhiều quốc gia châu Á, sự chênh lệch lớn về mức lương, mức sống ở những đô thị đông dân ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc” - nhà nghiên cứu văn hóa Lee Taek-gwang (Đại học Kyung Hee, Seoul) nhận xét. “Còn có các yếu tố khác dễ khiến người lao động nản chí, muốn sớm thoát khỏi áp lực công việc như nạn quấy rối, kỳ thị hay tình trạng làm việc quá tải”. 

Jeong Hyo-won - một cô gái trẻ rời bỏ môi trường công sở buồn tẻ, hưởng ứng trào lưu nghỉ hưu sớm vì “không thể tìm thấy cảm hứng cống hiến trong công việc”. “Trước kia, tôi thường phải nghe đồng nghiệp bàn tán không hay về mình. Tôi cảm thấy thật uể oải, không ai hay điều gì trong công ty khiến tôi ngưỡng mộ, tạo động lực cho tôi. Tôi cần một hướng đi khác” - cô nói. Jeong tin rằng không ít người lao động trẻ đang lâm vào hoàn cảnh bế tắc như cô. “Người trẻ đang muốn bứt ra khỏi khuôn khổ mang tính sắp đặt đối với họ” - Jeong nói. 

Tự do cho mình - gánh nặng cho người?

Với một số cá nhân chủ động chuẩn bị như Jeong hay Kim, nghỉ hưu sớm đồng nghĩa họ đã hoàn thành mơ ước tự kiểm soát tài chính và cả tương lai sau này. 

Dẫu vậy, giáo sư Lee từ Đại học Kyunghee chỉ ra: “Cảm giác vững vàng về mặt kinh tế” mà những người ủng hộ FIRE theo đuổi không hoàn toàn bền vững như họ hình dung. Ông chia sẻ: “Có những rủi ro, ảnh hưởng bạn sẽ không sao lường trước được”.

Nỗi lo suy thoái kinh tế lẫn tỉ lệ lạm phát cao hiện hữu thường trực ở châu Á nói riêng và trên toàn cầu nói chung. 2 vấn đề này dễ dàng tác động tiêu cực đến kế hoạch đầu tư, tiết kiệm để nghỉ hưu sớm của nhiều người. Riêng ở phương Đông, thực trạng già hóa dân số - thiếu hụt lao động trẻ, kết hợp với làn sóng nghỉ việc sớm có thể kéo theo hệ quả tệ hơn cho những ai vẫn đang gánh trên vai trách nhiệm lao động. 

“Rời đi sớm tức là bạn đang để lại một khoảng trống cần người khác thay thế. Nếu trào lưu FIRE trở nên phổ biến trong những ngành nghề tối quan trọng như y tế, xây dựng, vận tải, quản lý xã hội, điều gì sẽ xảy ra? Liệu chúng ta có đủ nguồn nhân lực để lấp vào mọi khoảng trống?” - một bài viết phân tích kinh tế trên báo Johns Hopkins News-Letter (Đại học Johns Hopkins, Mỹ xuất bản) đặt ra câu hỏi. 

“Mức lương của chúng tôi không mấy hấp dẫn người trẻ” - Hiroyuki Ikeda - Trưởng phòng nhân sự một công ty quản lý bất động sản ở Tokyo, Nhật Bản - tiết lộ. “Hơn một nửa số nhân viên của chúng tôi đang ở độ tuổi từ 65 trở lên. Vì nhiều lý do, người lớn tuổi sẵn sàng chấp nhận được trả lương thấp hơn để góp vào thu nhập lương hưu”. 

Chênh lệch mức lương ở nhiều thành phố lớn có thể khiến người lao động quyết định nghỉ hưu sớm  để tìm lối thoát - Nguồn ảnh: Bloomberg
Chênh lệch mức lương ở nhiều thành phố lớn có thể khiến người lao động quyết định nghỉ hưu sớm để tìm lối thoát - Nguồn ảnh: Bloomberg

Làn sóng nghỉ việc, thiếu nhân lực cũng buộc Gloria - một công ty may tọa lạc tại ngoại ô Tokyo - điều chỉnh yêu cầu về giới hạn độ tuổi tuyển dụng. Trên trang web, hãng cho biết “muốn tạo môi trường làm việc thân thiện để mỗi nhân viên có thể cộng tác đến khi nào họ muốn dừng lại”.

Nhật Bản cũng như Hàn Quốc, Trung Quốc đều đang phải đối mặt với “bài toán” dân số già. Nếu hàng loạt người lao động trẻ chọn cách “dứt áo ra đi” sớm, có thể gián tiếp khiến trạng thái mất cân bằng này trầm trọng hơn. 

Nhiều khảo sát xã hội học chỉ ra, gần phân nửa các công ty tại Nhật Bản đang trong tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động toàn thời gian. Người cao tuổi, vì lẽ đó, là sự lựa chọn duy nhất còn lại để thế vào khoảng trống. 

Dù vậy, bức tranh toàn cảnh không hẳn luôn ảm đạm. Sudo Eiji (69 tuổi) vẫn tiếp tục làm công việc thầu xây dựng cho một công ty khí đốt ở Tokyo, đơn thuần vì yêu thích cảm giác bận rộn. “Làm việc là điều có ý nghĩa với tôi. Nhưng đương nhiên, mỗi người có cuộc đời của riêng họ” - ông bày tỏ.

Quyết định dừng chân sớm hay tiếp tục nỗ lực lao động, quả thật, phụ thuộc vào góc nhìn và xuất phát điểm của từng người. 

Như Ý

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.