Nghĩ về tương lai để… nhân hậu hơn với chính mình

31/12/2023 - 13:40

PNO - Vạch ra kế hoạch cho công việc, gia đình, cuộc sống khiến chúng ta thấy yên tâm và vững bước tiến về trước. Thế nhưng, đời người không thiếu những “ngã rẽ” gây bất an. Chúng dễ khiến một dự định tốt đẹp bị trì hoãn, thậm chí đổ vỡ. Làm thế nào để vững tâm trước muôn vàn sự không chắc chắn? Lên kế hoạch trong hiện tại thôi chưa đủ. Hãy học cách vị tha hơn với bạn của tương lai.

Có một bài học đặc biệt thấm thía từ cơn đại dịch toàn cầu vừa qua: tương lai đôi khi chông chênh hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Dẫu đây chỉ là một tình huống vạn bất đắc dĩ nhưng cuộc đời quả thực có thể làm đảo lộn mọi thứ chúng ta chờ mong theo cách ta không hề mong đợi. 

Chịu ảnh hưởng bởi “bóng ma” đại dịch, một số cặp đôi tỏ ra e ngại trước các kế hoạch trọng đại  như kết hôn, sinh con - Nguồn ảnh: Pexels
Chịu ảnh hưởng bởi “bóng ma” đại dịch, một số cặp đôi tỏ ra e ngại trước các kế hoạch trọng đại như kết hôn, sinh con - Nguồn ảnh: Pexels

Melanie Deziel (33 tuổi) chào đón đứa con đầu lòng vào tháng 9/2019. Ban đầu, vợ chồng cô dự tính sẽ sớm sinh đứa kế tiếp không lâu sau đó, vì cả hai đều thích có con trai lẫn gái. Tuy nhiên, kế hoạch của họ phải nhanh chóng tạm ngưng vào đầu năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng. Các buổi hội họp, tụ tập đông người đều bị hủy khiến công việc tiếp thị bán hàng của Deziel cũng không thể tiếp tục.

Vừa mất việc, vừa lo cho tương lai, gia đình nhỏ của cô tức tốc chuyển từ TP New York đông đúc, thiếu an toàn về Raleigh (thủ phủ bang Bắc Carolina, đông nam Hoa Kỳ). Deziel may mắn tìm được việc làm mới, ổn định cuộc sống ở một ngôi nhà mới. Con gái ngày càng cứng cáp, khỏe mạnh nhưng hiện giờ cô không còn quá mơ ước về đứa con thứ hai. “Tôi bắt đầu thấy e ngại đối với việc lên kế hoạch. Dịch bệnh đã dạy tôi rằng có quá nhiều thứ chúng ta không thể nắm bắt hay lường trước. Nếu quyết làm gì đó lúc này nhưng một sự kiện sóng gió khác đột ngột ập đến, liệu tôi có hối hận không?” - Deziel nói. 

Nghỉ ngơi khi mất phương hướng

Thái độ chần chừ, e dè trước những kế hoạch, định hướng cho tương lai như trường hợp của Deziel đang có xu hướng phổ biến đến mức đáng ngại thời gian gần đây. Nhiều chuyên gia xã hội học gọi hiện tượng này là “sự bế tắc khi muốn ra quyết định”. Do tác nhân nào đó ngăn trở (chẳng hạn một cơn đại dịch), suốt thời gian dài, bạn bị hạn chế hoặc buộc phải từ bỏ quyền tự đưa ra các quyết định quan trọng. Vì vậy, chúng ta có thể dần hình thành nỗi sợ về việc lập kế hoạch cho bản thân. 

Ngay cả trước khi đại dịch bùng nổ, nhịp sống hiện đại tất bật cùng hàng loạt đổi thay trên phương diện văn hóa - xã hội đã tác động mạnh đến cách chúng ta trải qua những cột mốc lớn trong đời. Nhiều người trẻ không còn kiên quyết theo đuổi con đường học đại học. Vì ước mơ riêng hoặc kế mưu sinh, không ít phụ nữ thành thị chọn lập gia đình muộn hơn, sau tuổi 30. Một số thậm chí lựa chọn kết hôn không con cái. 

Danh sách mục tiêu mong muốn đạt được trong đời của nhiều người đang bị đẩy lùi tiến độ hoàn thành. Khi đại dịch đến, tình trạng trì hoãn này dường như càng trầm trọng hơn. 

Marcus Garrett là một nhân viên kiểm toán 40 tuổi đang sống ở Houston (bang Texas, miền trung Hoa Kỳ). Anh và bạn gái vừa làm đám cưới cuối năm ngoái, sau khoảng thời gian lần lữa khá lâu. 

“Chúng tôi luôn mong có cuộc sống bình yên. Nhưng thẳng thắn mà nói, trong lòng nhiều người đã xuất hiện “bóng ma tâm lý” vì những sự cố, mất mát từ đại dịch vừa qua. Giờ đây, chúng tôi hồi hộp hơn khi muốn theo đuổi một kế hoạch trong gia đình” - vợ chồng Garrett cho biết. 

Vào buổi đầu đại dịch, nhà tâm lý học lâm sàng người Mỹ Ben Michaelis khuyên các bệnh nhân của mình “đừng vội nghĩ quá xa về tương lai nếu đang thấy mờ mịt ở hiện tại”. Vị chuyên gia tư vấn với 20 năm kinh nghiệm chia sẻ: “Các bước ngoặt khó lường rất dễ kéo chúng ta vào vòng xoáy tư duy tiêu cực. Nếu vì lý do nào đó, bạn thấy khó suy nghĩ rạch ròi đến viễn cảnh tương lai, đừng ép bản thân làm thế. Hãy cho tâm trí bạn nghỉ ngơi một lát”. 

“Lập kế hoạch cho tương lai giống  như hoạch định một chuyến đi chơi xa.  Luôn có những điều đáng để chúng ta  chờ mong” - Alle Pierce - Nguồn ảnh: iStock
“Lập kế hoạch cho tương lai giống như hoạch định một chuyến đi chơi xa. Luôn có những điều đáng để chúng ta chờ mong” - Alle Pierce - Nguồn ảnh: iStock

"Ngày mai đáng trông đợi từ những niềm vui nhỏ"

“Bên cạnh việc thả lỏng, hãy khoan dung hơn với bản thân. Nghĩ rộng hơn, thay đổi đôi khi thật đáng sợ. Nhưng trong phần lớn trường hợp, tình huống xấu nhất bạn có thể tưởng tượng không thể đến ngay ngày mai. Bạn có thời gian phản ứng, điều chỉnh kế hoạch tương lai theo yêu cầu thực tế” - Laurie Santos - giáo sư ngành tâm lý học nhận thức công tác tại Đại học Yale - bổ sung.

Cô nhấn mạnh: “Gần như là một kiểu phản xạ tự vệ, chúng ta muốn biết tất cả câu trả lời khi đứng trước một sự đổi thay trọng đại hay sự kiện gây hoang mang. Đáng tiếc, tương lai đâu rõ ràng, sáng tỏ đến vậy. Thế nên nếu có lúc cảm thấy chật vật với việc ra quyết định, tôi khuyên bạn nên nhẹ nhàng, nhân hậu hơn với chính mình”. 

Theo Catherine Rickwood - nhà cố vấn về quyền bình đẳng tuổi tác kiêm văn sĩ người Úc, nhân từ với bản thân chính là đừng ép mình nương theo những “bảng mẫu” kế hoạch cuộc đời được thiết lập sẵn.

“Có một nghịch lý liên quan đến tuổi tác và việc lập kế hoạch cuộc sống. Con người sống ngày càng thọ hơn nhưng chúng ta vẫn áp dụng điều kiện xét tuổi về hưu như cách đây hơn 1 thế kỷ. Trung bình, phụ nữ Úc ngày nay có thể sống thọ đến khoảng 85 tuổi trong khi tuổi hưu cố định của họ là 67. Tôi không phản đối chuyện nghỉ hưu theo quy định. Tuy vậy, tôi tin mọi người cần một sự đổi mới tư duy trước khái niệm “kế hoạch cuộc đời”. Chúng ta có nhất thiết cần đi đúng theo “lộ trình” học tập - làm việc - nghỉ hưu để hoàn thiện một đời người? Bước đến giai đoạn cuối có đồng nghĩa rằng bạn không thể tiếp tục khám phá cuộc sống?” - cô nói. 

Điều Rickwood ám chỉ có tên gọi phong trào “giải phóng định kiến tuổi tác” đang được nhiều người ở độ tuổi trung và cao niên tại Úc tích cực hưởng ứng. Sylvianne Quin-Wright (62 tuổi) là một ví dụ nổi bật.

“Tôi không muốn ngừng cố gắng vươn lên vì giới hạn độ tuổi” - bà chia sẻ. Sang tuổi 50, Quin-Wright có một quyết định táo bạo. Bà thôi việc ở lĩnh vực công nghệ thông tin để theo đuổi chuyên ngành nghệ thuật và khảo cổ. Sắp lấy bằng tốt nghiệp tại một trường đào tạo chính quy, mơ ước của Quin-Wright là được trở lại làm việc nhưng lần này nhằm cống hiến cho ngành khảo cổ học. 

Để chứng minh mình có thể “tái thiết lập” kế hoạch cuộc đời theo ý muốn, cũng để tìm thêm cảm hứng sống, Anne Young (giữa) quyết tâm rèn luyện bơi lội dù đã sang tuổi xế chiều - Nguồn ảnh: The Guardian
Để chứng minh mình có thể “tái thiết lập” kế hoạch cuộc đời theo ý muốn, cũng để tìm thêm cảm hứng sống, Anne Young (giữa) quyết tâm rèn luyện bơi lội dù đã sang tuổi xế chiều - Nguồn ảnh: The Guardian

Đang sống tại thành phố cảng Melbourne, Úc, Anne Young - một vận động viên bơi lội nghiệp dư trẻ tuổi nghề nhưng già dặn tuổi đời - thấu hiểu vì sao một người muốn thoát ly khỏi khuôn mẫu kế hoạch cuộc đời áp đặt cho họ. “Tôi rất vui vì có thể tìm thấy niềm đam mê mới với bơi lội và sống lành mạnh theo ý muốn. “Tái khởi động” chính mình bằng cách này giúp bạn phấn khởi hơn khi nghĩ đến tương lai, cũng trút bỏ được áp lực đè nén về tuổi tác”. 

Nói cách khác, ngày mai luôn đáng trông chờ hơn khi chúng ta biết trân trọng ước muốn của bản thân và duy trì một tâm thế tích cực. “Lập kế hoạch cho tương lai cũng giống như hoạch định một chuyến đi chơi xa. Tôi rất thích lên danh sách những nơi thú vị mình định ghé thăm, những món ngon muốn nếm thử, những con người, khoảnh khắc tôi hình dung mình sẽ gặp gỡ” - Alle Pierce - nhà sáng lập một công ty dịch vụ du lịch theo nhóm cho phụ nữ (trụ sở tại bang California, Hoa Kỳ) - bày tỏ.

Hẳn nhiên tương lai không bao giờ chắc chắn như hình dung lúc này của chúng ta. Dẫu vậy, bạn có thể trở nên phấn chấn hơn khi thấy vui với những niềm vui dù nhỏ nhặt, với việc “vẽ” ra mơ ước của bạn và nỗ lực hướng đến nó. Vậy nên, thay vì lo âu, sao không thử đặt thêm hy vọng vào tương lai? 

Như Ý

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.