Nghỉ hè con làm gì?

22/05/2015 - 06:54

PNO - PN - “Nghỉ hè con làm gì hả mẹ?” – Đó là câu hỏi của đứa con trai 7 tuổi nói với tôi vào sáng nay khi cháu còn nằm nướng chưa chịu bước xuống giường để đánh răng, rửa mặt rồi đi ăn sáng.

edf40wrjww2tblPage:Content

Sau cái vươn mình uể oải, cháu nói thêm: “Cuối cùng mình cũng đã thi xong”. Nghe câu này, cả nhà tôi ai cũng phải phì cười thấy sao cháu “già” quá. Chứng tỏ rằng trong thời gian vừa qua, cháu đã có nhiều lo lắng về chuyện học hành, thi cử. Thi xong mới thấy nhẹ nhõm và bây giờ đang băn khoăn, nghỉ hè phải làm gì? Vẻ như cháu bị “chông chênh” khi không còn phải ngày nào cũng: học, học và học.

Nghỉ hè con làm gì? Quả thật cũng là điều nan giải cho tôi khi cả hai vợ chồng đều ta khỏi nhà từ sáng đến chiều (may mắn là tôi làm gần nhà nên trưa có về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi tí chút) và có nhà bà ngoại cũng gần đấy, thỉnh thoảng bà tạt qua “ngó chừng” lũ trẻ ở trong nhà khóa cửa. Tất nhiên là tôi sẽ khỏe hơn rất nhiều khi không phải đưa đón các cháu hàng ngày. Tuy nhiên, phải tổ chức, sắp xếp hè như thế nào đây cho phù hợp khi thời gian và cả tài chính khó cho phép chúng tôi tổ chức cho các cháu những chuyến đi nghỉ hè như trong sách vở.

Nhớ lại những ngày hè trước, chúng tôi cứ “nhốt” các con trong nhà (thỉnh thoảng lôi con trai lên cơ quan nhưng sau này cháu không thích, ở nhà chơi với chị vui hơn) để sẵn thức ăn, phó mặc các con cho máy tính iPad, ti-vi. Mùa hè chúng chỉ quanh quẩn trong nhà với quá nhiều thú vui giải trí nhưng toàn là những thứ có hại cho mắt. Mùa hè này tôi thấy con trai “tiến bộ” rõ rệt khi đọc được những dòng chữ trên ti-vi, không như những mùa hè trước, chưa biết đọc, cứ phải nhờ ai đó đọc giúp là chữ gì!

Nghi he con lam gi?
Những hoạt động vui chơi rất cần cho trẻ. Ảnh: Internet

Những ngày đầu hè, các con tôi gần như ngập trong phim. Hết hoạt hình trên ti-vi lại đến phim trên inetrnet. Sáng cũng như chiều, chán phim thì đến chơi điện tử. Đầu óc mụ mị. Chưa kể những trò chơi có tính bạo lực mà tôi không kiểm soát được. Quan sát về trò chơi điện tử, tôi nhận thấy các trò chơi bây giờ đòi hỏi mức độ chơi phải nâng cấp trình độ rất cuốn hút người chơi, thêm nữa, nhạc lồng trong trò chơi rất hay, lôi cuốn, kéo theo cảm giác chinh phục mà khi ngồi vào rất khó thoát ra.

Nếu tôi hạn chế games thì chúng offline bằng cách bàn tán về nội dung những bộ phim, cách thức chơi, nâng cao level, hay vừa thoát ti-vi, máy tính chúng lại ôm ngay cuốn truyện tranh. Con chị thì suốt ngày dán mắt vào màn hình ti-vi hay vi tính hết giờ này sang giờ khác, sai bảo gì cũng khó mà nhúc nhích, thằng em cũng vậy, hết iPad đến vi tính, đến ti-vi. Chúng say sưa đến nỗi, có lúc tôi nói thật to chúng cũng không nghe tôi nói gì; thậm chí vừa xem tivi vừa… coi truyện tranh.

Cả ngày các con quanh quẩn trong một không gian tù túng với các việc: coi, ăn, ngủ, tôi không an tâm chút nào. Lên kế hoạch cho các cháu học hè với các môn như vẽ, hát, tiếng Anh… nhưng như thế cũng phải học và phải đưa đón. Dành phép năm để đưa các cháu đi chơi nhưng cao lắm chỉ hai tuần, cũng chưa hết mùa hè. Tôi không hiểu các phụ huynh “cùng cảnh ngộ” (có con gái 10 tuổi, con trai 7 tuổi) tổ chức hè cho con thế nào, chứ thật lòng mà nói, với tôi bây giờ, mùa hè cũng nặng chẳng kém mùa học, mùa thi.

 BÌNH AN

Mùa hè của con là mùa lo của cha mẹ. Gởi con cho ai cho? đưa con đi dâu? Có cho con học hè?...Không ít bà mẹ đang rối lên. Các mẹ ơi, cùng chia sẻ kinh nghiệm cho nhau nhé!

Kính mời các bạn gửi bài, ý kiến, qua các địa chỉ:

- Trang chủ của phunuonline.com.vn, vào mục Gửi bài ở cuối trang
- Hoặc theo địa chỉ: truongsonpntp@yahoo.com
- Hoặc viết vào phần Bình luận phía dưới mỗi bài của chuyên đề

Trân trọng cảm ơn 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI