Nghệ sĩ mù mờ luật

26/11/2014 - 21:12

PNO - PN - Sau khi công ty Huyền Hoặc tố cáo Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) ứng xử không đúng cách, VCPMC đã chứng minh điều ngược lại. Điều đáng nói là, với những minh chứng từ hai bên, một lần nữa cho thấy...

edf40wrjww2tblPage:Content

Công ty Huyền Hoặc cho biết hiện đã ký kết với khoảng 100 ca sĩ (CS), nhạc sĩ Việt Nam như Lý Hải, Bằng Cường, Lâm Vũ, Akira Phan, Thái Hùng… để khai thác nhạc của họ dưới định dạng karaoke tại thị trường Đài Loan. Tuy nhiên, VCPMC đã thông báo đến Công ty Gao Le - Audio Video Production - có trụ sở tại Đài Loan, đang kinh doanh các bản karaoke này - rằng hợp đồng giữa Huyền Hoặc và các NS là vô giá trị. Thông báo này đã gây khó khăn không ít cho hoạt động của Huyền Hoặc.

Thế nhưng, theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - giám đốc VCPMC phía Nam, VCPMC chưa bao giờ có ứng xử nào vượt quá quyền hạn cho phép. Cũng theo ông, vào ngày 12/5/2014, Trung tâm có nhận được văn bản của Công ty Gao Le về việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc thuộc thành viên của Trung tâm tại Đài Loan (trong đó có nhiều người nằm trong danh sách ký hợp đồng với công ty Huyền Hoặc - PV).

"Sau khi xem nội dung văn bản, vào ngày 26/6/2014, Trung tâm đã có công văn số 180/CV-BQTGANVN-PN phản hồi Công ty Gao Le. Trên cơ sở nội dung văn bản của Công ty Gao Le, quyền và nghĩa vụ của Trung tâm đối với các thành viên và các đơn vị sử dụng, việc Trung tâm gửi công văn phúc đáp văn bản của Công ty Gao Le là hoàn toàn hợp pháp, đúng quy định pháp luật", nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn nói.

Nghe si mu mo luat

Nghe si mu mo luat

Hợp đồng giữa nghệ sĩ và VCPMC

Nói về hợp đồng với công ty Huyền Hoặc, CS Lâm Vũ cho rằng, anh chỉ ủy thác duy nhất cho công ty này khai thác tại Đài Loan mà không ủy thác cho bất kỳ ai khác, kể cả VCPMC. Akira Phan, nhạc sĩ Thái Hùng… cũng khẳng định tương tự. Tuy nhiên, trong hợp đồng mà Lâm Vũ ký với VCPMC vào ngày 4/11/2014 mới đây, tại khoản 1.2 Điều 1 có ghi rõ: "Bên B (Trung tâm) được quyền quản lý và khai thác trong suốt thời hạn của hợp đồng này và các hợp đồng gia hạn tiếp theo tại lãnh thổ Việt Nam hoặc tại bất kỳ lãnh thổ nào mà bên B có hợp tác về ủy quyền".

Đài Loan là lãnh thổ mà VCPMC đã có hợp tác song phương. Không chỉ Lâm Vũ, hợp đồng giữa Thái Hùng (có thời hạn đến 2015), Akira Phan (có thời hạn đến 2017)... với VCPMC cũng có điều khoản tương tự. Điều đó cho thấy, chính các NS đã đẩy các bên vào tình trạng khó xử khi đồng thời ký hợp đồng với cả hai nơi, dù trong hợp đồng với VCPMC có ghi rõ "trong thời gian hợp đồng ủy quyền có hiệu lực, các thành viên không được ký hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng hay cho phép công bố, phổ biến, sử dụng tác phẩm đã ủy quyền, hoặc trực tiếp nhận tiền sử dụng tác phẩm đã ủy quyền từ bất kỳ bên thứ ba nào".

Đây không phải là lần đầu các bên tranh cãi chỉ vì các NS ký kết sai luật. Mới đây nhất, tác giả Trịnh Đình Quang đã lên án CS Duy Khánh sử dụng ca khúc Con nợ mẹ của anh dù anh chưa cho phép, nhưng thực tế, Duy Khánh đã được VCPMC - nơi mà Trịnh Đình Quang ủy quyền khai thác - đồng ý cho sử dụng ca khúc này; hay như việc gia đình Trịnh Công Sơn yêu cầu Cục Nghệ thuật - biểu diễn rút giấy phép chương trình Ru tình vào năm 2012 vì đã đồng ý cho một công ty khác độc quyền khai thác nhạc Trịnh trong thời điểm đó, nhưng Ru tình lại được VCPMC - nơi mà gia đình Trịnh Công Sơn ủy quyền khai thác - đồng ý cho biểu diễn và đã thực hiện nghĩa vụ tác quyền…

Một cách nào đó, việc khai thác của VCPMC và Huyền Hoặc trong trường hợp này đều không sai, vì đều được chủ sở hữu đồng ý bằng hợp đồng. Nói về hợp đồng với VCPMC, Akira Phan và các NS thừa nhận bản thân mình không am hiểu lắm về luật. Tuy nhiên, đây là điều rất khó chấp nhận, nhất là những câu chữ trong hợp đồng đều rất rõ ràng.

VÕ HÀ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI