Nghệ nhân dệt thổ cẩm trình diễn kỹ thuật điêu luyện quảng bá làng nghề

28/04/2019 - 17:29

PNO - Trong nhiều gian trưng bày tại Festival Nghề truyền thống 2019 ở công viên Tứ Tượng, TP. Huế, không gian dành cho thổ cẩm được du khách trong và ngoài nước đặc biệt chú ý.

Nghe nhan det tho cam trinh dien ky thuat dieu luyen quang ba lang nghe
Lần đầu tiên tham dự Festival Nghề truyền thống có không gian trang phục truyền thống của người K’ho và người Châu Mạ. Đây là hai trong số ít tộc người vẫn còn bảo lưu được nhiều nét độc đáo trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Chỉ bằng những bộ khung dệt làm bằng thanh gỗ, thanh tre hay những ống lồ ô, người K’ho, Châu Mạ đã tạo ra những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, đẹp mắt. 
Nghe nhan det tho cam trinh dien ky thuat dieu luyen quang ba lang nghe
Tại không gian này, các nghệ nhân giới thiệu đến người dân và du khách những nghề truyền thống đặc sắc cần lưu giữ, phát triển. Có nhiều nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc được trưng bày, biểu diễn. Ngoài thổ cẩm, tại đây cũng trưng bày sản phẩm từ những làng lụa nổi tiếng trong cả nước như lụa Thái Nam Nha Xá, lụa Vạn Phúc, Đũi Nam Cao, lụa Bảo Lộc, Vietnam Silk House…
Nghe nhan det tho cam trinh dien ky thuat dieu luyen quang ba lang nghe
Dệt tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận (Hà Nội). Nhiều sản phẩm từ sen như rượu sen, trà sen, tranh sen, nón lá sen, tranh sen, khăn sen, quạt sen... thu hút nhiều du khách tìm hiểu.
Nghe nhan det tho cam trinh dien ky thuat dieu luyen quang ba lang nghe
Đây còn là nơi trình diễn kỹ thuật ươm tơ dệt lụa thu hút các em thiếu nhi có trải nghiệm thú vị khi tìm hiểu về nghề trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa của cha ông.
Nghe nhan det tho cam trinh dien ky thuat dieu luyen quang ba lang nghe

Không chỉ nổi tiếng và được nhiều người biết đến khi là nghệ nhân nghiên cứu ra phương pháp bắt tằm tự dệt chăn tơ, nghệ nhân Phan Thị Thuận (66 tuổi, Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) còn là người đầu tiên ở Việt Nam dệt vải từ tơ sen. Bà Thuận là thế hệ thứ 3 trong gia đình nối nghiệp dệt lụa. Trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử, đến nay bà Thuận được xem là một trong số ít những nghệ nhân còn bám trụ với nghề dệt lụa ở Phùng Xá.

Bà Thuận cho biết, để làm ra chiếc khăn dài 1,7m phải cần tới 4.800 cuống sen. Một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được từ 200-250 cuống. Tính ra để hoàn thiện một chiếc khăn phải mất đến một tháng. Do những yêu cầu phức tạp và sự kỳ công trong các công đoạn nên giá thành các sản phẩm lụa tơ sen rất cao. Trung bình một chiếc khăn làm từ tơ sen có giá trên thị trường vào khoảng trên 4 triệu đồng, tùy loại.

Ảnh: Hoa hậu Ngọc Hân tìm hiểu về các công đoạn dệt tơ sen.

Nghe nhan det tho cam trinh dien ky thuat dieu luyen quang ba lang nghe

Đối với đồng bào dân tộc, nói đến trang phục là nói đến các chủng loại thổ cẩm được dệt theo phương pháp thủ công truyền thống; dệt thổ cẩm trở thành hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của họ. Trong đó, Mai Châu tỉnh Hòa Bình là một trong những nơi còn gìn giữ nghề truyền thống của cha ông.

Nghe nhan det tho cam trinh dien ky thuat dieu luyen quang ba lang nghe
Chỉ bằng những bộ khung dệt làm bằng thanh gỗ, thanh tre hay những ống lồ ô, những người phụ nữ nơi đây là những kỹ thuật viên điêu luyện trong lĩnh vực tạo sắc màu nhuộm chỉ và dùng chủ yếu các nguyên vật liệu sẵn có tại nơi mình cư trú để tạo nên những sợi chỉ óng ánh, khiến du khách tham quan trầm trồ thán phục.
Nghe nhan det tho cam trinh dien ky thuat dieu luyen quang ba lang nghe

Dệt zèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mỗi sản phẩm dệt zèng có giá trị về nhiều mặt, vừa là vật dụng bảo đảm nhu cầu sinh hoạt vừa là tác phẩm nghệ thuật, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa dân tộc Tà Ôi.

Trải qua hàng trăm năm, nghề dệt zèng được người dân địa phương gìn giữ và lưu truyền, họ tự tìm kiếm nguyên liệu để dệt nên những tấm zèng đa màu sắc, họa tiết hoa văn độc đáo.

Nghe nhan det tho cam trinh dien ky thuat dieu luyen quang ba lang nghe
Để tạo nên một tấm zèng đẹp, đòi hỏi người thợ ngoài sự chuẩn bị nguyên liệu, bao gồm sợi vải, hạt cườm và lục lạc, từ những bàn tay khéo léo, sự nhẹ nhàng uyển chuyển trên khung dệt và sự tỉ mỉ trong việc đính cườm đã tạo nên những sản phẩm hoa văn độc đáo.
Nghe nhan det tho cam trinh dien ky thuat dieu luyen quang ba lang nghe

Một tín hiệu vui đến với những người đang lưu giữ nghề dệt zèng A Lưới đó là những năm gần đây, ngày càng có nhiều du khách nước ngoài tìm đến A Lưới để được tận mắt nhìn thấy những công đoạn dệt zèng và mua sản phẩm zèng.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI