Nghe điện thoại khi lái xe bị phạt: Đi bộ sang đường nghe ĐT thì sao?

02/06/2016 - 12:05

PNO - Về ý này trong nghị định theo ông Bình là chưa hết ý vấn đề cần phải phân vùng thật chặt chẽ có bị phạt không.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2016.

Theo đó, việc dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái ô tô chạy trên đường bị phạt tiền từ 600.000-800.000 đồng.

Phân vùng chưa chặt chẽ

Trước thông tin này, trao đổi với báo Phụ nữ TP.HCM, ông Đỗ Quốc Bình (Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội ) cho rằng quy định này đưa ra tất nhiên nhằm mục đích đảm bảo an toàn giao thông, tuy nhiên cần phân vùng thật chặt chẽ.

"Trong trường hợp như thế để bảo đảm được thì có hai khâu. Khâu thứ nhất liên quan đến chuyện quy định khi anh đang đi thì không được nghe, nếu trong trường hợp nghe thì dẫn đến việc người lái xe bị phân tâm. Cho nên, quy định đó tôi nghĩ rằng hoàn toàn hợp lý. Muốn nghe thì ông đánh xe vào lề đường để không ảnh hưởng nguy hiểm đến người đi đường. Vấn đề ông chỉ cần trang bị thêm tai nghe.

Vấn đề đặt ra là không được nghe điện thoại di động là không đúng, mà vấn đề phải đề cập đến là không được sử dụng tay để nghe (tức là một tay lái vô lăng, một tay nghe). Nếu không được nghe điện thoại thì bị phạt là vô lý, trường hợp người ta nghe tai nghe, hai tay vẫn đặt lên vô lăng thì sao?", ông Bình nói.

Chủ tịch hiệp hội taxi Hà Nội đưa ra một loạt những băn khoăn: Nếu 1 tay lái, 1 tay cầm điện thoại để nghe thì rõ ràng nó không đảm bảo an toàn. Vậy, tại sao không cấm phạt người ta khi người lái xe bằng 1 tay, 1 tay vô lăng, 1 tay đặt lên chỗ khác?

Hoặc, tay người ta cầm điện thoại lên nhưng người ta không nghe thì sao? Nếu không nghe điện thoại mà dùng tay đưa điện thoại bấm nghe nhạc không thì có bị phạt không?...

Nghe dien thoai khi lai xe bi phat: Di bo sang duong nghe DT thi sao?

Theo ông, Bình có hai trường hợp phải tách bạch ở đây: "Trường hợp thứ nhất, đồng ý nếu 1 tay lái, 1 tay sử dụng cái đó trao đổi thông tin qua điện thoại, trao đổi cuộc gọi thì tôi đồng ý vì nó gây ra hiện tượng phân tâm là không được. Muốn nghe thì xin mời vào trong đường và hạn chế những chuyện đó.

Trường hợp thứ hai, khi người lái xe nghe nhưng nối tai nghe hoặc nếu nghe nhạc, hoặc nghe lại cái đoạn thông tin trước đó thì sao, nếu phạt thì vô lý..."

Về ý này trong nghị định theo ông Bình là chưa hết ý vấn đề cần phải phân vùng thật chặt chẽ có bị phạt không.

Về việc, quy định này chỉ được áp dụng với ô tô, trước đó là xe máy nhưng chưa thấy đề cập đến các phương tiện khác, ông Bình cho rằng chưa nói đến chuyện đó vì cần tập trung vào luật đã khoanh vùng với ô tô thì nói đến chuyện ô tô.

Tuy nhiên theo ông Bình, "bây giờ mình lại cứ đi suy thì dẫn đến cái tình trạng kể cả người đi bộ nghe điện thoại cũng đâm đầu người ta. Thế thì lại phải ra cái luật kể cả ông đi bộ cũng không được nghe. Ông đi bộ qua đường ông nghe thì sao..."

Tài xế ô tô lũ lượt đi... dán kính màu

Trước thông tin này, PV cũng trao đổi với một số cửa hàng dán kính màu Auto. Anh T.A (PĐ Auto) cho biết từ 3 hôm trở lại đây số lượng khách hàng dán kính ô tô bắt đầu tăng đột biến.

"Riêng ngày hôm qua mình tôi làm việc hết công xuất được 8 ô tô rồi". Chưa kể các thành viên khác cũng như các cửa hàng khác để thấy rằng số lượng đông như thế nào.

Theo như chia sẻ của anh A. việc dán kính màu ô tô đang rất chuộng vừa có thể tránh nắng nóng và đặc biệt tránh được cả sự dòm ngó từ bên ngoài.

"Khách dán kính chỉ quan tâm đến 2 lý do đó thôi. Nhìn gần còn chẳng ăn ai nữa là nhìn xa.... Còn có các loại dán kính loại bên trong nhìn ra ngoài thì dễ nhưng ngoài nhìn vào không rõ không hề ảnh hưởng đến đi lại, tham gia giao thông.", anh A. chia sẻ.

Tất nhiên, theo anh A. "Có nhiều loại phim dán có độ sáng tối khác nhau để sử dụng cho các vị trí khác nhau đặc biệt phim dán cho kính lái và kính sườn trước (ghế lái và cạnh người lái phía trước) nên dùng phim  màu nhưng sáng hơn so với kính hậu, để người lái quan sát được tốt cả phía trước và 2 bên khi chạy xe. Hoặc có thể cắt một khoảng nhỏ ở gần gương chiếu hậu là có thể đảm bảo an toàn rồi".

Trao đổi với 1 thành viên của Shop dán kính ô tô khác, anh T. còn bình luận: "Vì luật đưa ra chưa thực sự rõ nên rất dễ dẫn đến tình trạng bắt nhầm. Cốt nhất là nên dán thêm tấm phim màu xịn 1 chút, hoặc có thể dán kính màu tối, nhưng cắt một đoạn gần gương chiếu hậu để an toàn hơn."

Lam Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI