Nghề đan lục bình tăng thu nhập ở ĐBSCL

22/07/2024 - 13:49

PNO - Lục bình (bèo Tây) là cây dại mọc đầy ở các kênh rạch, tuyến sông ở ĐBSCL gây cản trở lưu thông đường thủy. Lục bình từng được xem là “rác”, nhưng giờ đây, loại cây dại này đã trở thành nguyên liệu để làm các sản phẩm mỹ nghệ độc đáo, mang lại giá trị kinh tế cao.

Lục bình sinh sản rất nhanh nên dễ làm nghẽn ao hồ, kinh rạch. Cây có thể sống ở cả trên cạn ven bờ và dưới nước. Một cây mẹ có thể đẻ nhánh tạo cây con, tăng số cá thể gấp đôi mỗi 2 tuần.
Lục bình sinh sản rất nhanh nên dễ làm nghẽn ao hồ, kênh rạch. Cây có thể sống ở cả trên cạn ven bờ và dưới nước. Một cây mẹ có thể đẻ nhánh tạo cây con, tăng số cá thể gấp đôi mỗi 2 tuần.
Bà Bảy, một trong những hộ dân ở xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An đi cắt lục bình rồi phơi khô đem bán với giá từ 13.000-15.000 đồng/kg (tùy thời điểm).
Bà Bảy - một trong những hộ dân ở xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An - đi cắt lục bình rồi phơi khô đem bán với giá từ 13.000 - 15.000 đồng/kg (tùy thời điểm).
Trung bình 10kg lục bình tươi, sau khi phơi khô sẽ còn 1kg.
Trung bình 10kg lục bình tươi, sau khi phơi khô sẽ còn 1kg.
Người dân miền sông nước ĐBSCL đã tận dụng lục bình làm nguyên liệu đan thành các sản phẩm mỹ nghệ thân thiện với môi trường.
Người dân miền sông nước ĐBSCL đã tận dụng lục bình làm nguyên liệu đan thành các sản phẩm mỹ nghệ thân thiện với môi trường.
Các sản phẩm lục bình được phơi khô lại trước khi xuất bán.
Các sản phẩm lục bình được phơi khô lại trước khi xuất bán.
Từ công việc này đã giúp người dân vùng ĐBSCL có việc làm tăng thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống.
Công việc này đã giúp người dân vùng ĐBSCL có việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống.
Không chỉ ở Long An, người dân tại các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang… cũng tận dụng lúc nông nhàn đi cắt lục bình rồi phơi khô đem bán cho các cơ sở đan lục bình.
Không chỉ ở Long An, người dân tại các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang… cũng tận dụng lúc nông nhàn đi cắt lục bình rồi phơi khô đem bán cho các cơ sở đan lục bình.
Nghề đan lục bình giúp chị em phụ nữ vùng ĐBSCL có việc làm nông nhàn, tăng thêm thu nhập.
Nghề đan lục bình giúp chị em phụ nữ vùng ĐBSCL có việc làm, tăng thêm thu nhập.
Từ công việc đan lục bình, nhiều chị em phụ nữ và người dân ở xã Tân Hưng, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) có thêm thu nhập từ 3-5 triệu đồng mỗi tháng.
Từ công việc đan lục bình, nhiều chị em phụ nữ và người dân ở xã Tân Hưng, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) có thêm từ 3-5 triệu đồng mỗi tháng.
Bà Lê Thị Trinh, chủ cơ sở đan lục bình tại xã Tân Hưng, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) cho biết, các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình được ưa chuộng, gồm: thảm chân, giỏ sách, bội, chậu, khay, thùng, đôn, dép, thùng rác, rổ…
Bà Lê Thị Trinh - chủ cơ sở đan lục bình tại xã Tân Hưng, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) - cho biết các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình được ưa chuộng, gồm: thảm chân, giỏ sách, bội, chậu, khay, thùng, đôn, dép, thùng rác, rổ…
Ngoài phục vụ nhu cầu trong nước, các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình còn được xuất sang các nước Châu Âu.
Ngoài phục vụ nhu cầu trong nước, các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình còn được xuất sang các nước châu Âu.
Đa dạng sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình.
Đa dạng sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình.
Theo UBND huyện Cái Bè, thời gian qua, cơ sở đan lục bình xuất khẩu tại xã Tân Hưng đã giúp giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Từ nghề đan lục bình góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói, giảm nghép, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Theo UBND huyện Cái Bè, thời gian qua, cơ sở đan lục bình xuất khẩu tại xã Tân Hưng đã giúp giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Từ nghề đan lục bình góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thanh Lâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI