Nghệ An: Tai nạn đau lòng vì ồ ạt săn “thần dược” xuất sang Trung Quốc

07/09/2015 - 07:43

PNO - Tại các huyện miền núi Nghệ An, người dân liên tục vào rừng tìm các loại cây dược liệu để xuất sang Trung Quốc.

Với đủ các chiêu dụ mua dược liệu được cho là “thần dược”, đặc biệt là các loại dược liệu quý, hiện nay tại các huyện miền núi Nghệ An, người dân liên tục vào rừng tìm các loại cây dược liệu như cu li, cây ba gạc, cây huyết đằng, củ ba mươi, xáo tam phân… mang về bán cho các thương lái ở địa phương để xuất sang Trung Quốc.

Vào chốn rừng sâu săn càng được nhiều dược liệu càng có tiền, nhưng những tai nạn đau lòng cũng xảy ra từ những chuyến đi săn dược liệu xuyên ngày đêm đó.

Băng rừng, lùng sục chốn thâm sâu tìm “thần dược”

Trần Minh Hậu, ở Châu Quang, Quỳ Hợp, Nghệ An là một thợ săn “thần dược” và các loại dược liệu quý cho biết vì cuộc sống người dân, nhất là ở các vùng miền núi, giáp với rừng sâu núi thẳm rất khó khăn nên khi có các thương lái thông báo sẽ mua tất cả các loại “thần dược”, săn được càng nhiều càng tốt, đặc biệt là cây cu li và cây xáo tam phân cũng như một số loại dược liệu quý thì nhà nhà đều lùng sục để đi “săn” các loại cây này về bán kiếm tiền.

Nghe An: Tai nan dau long vi o at san “than duoc” xuat sang Trung Quoc
Đổ xô luồn rừng sùng sục tìm thần dược bán cho Trung Quốc.

Ông Vi Văn Hảo, một người chuyên săn lùng dược liệu khá nổi tiếng ở huyện miền núi Tương Dương cũng cho biết: “Trước đây nếu có người tai nạn, chạy ù vào rừng kiếm cây thuốc là có ngay. Nhưng giờ đây, ai cũng ồ ạt săn tìm nên chúng tôi phải vào tận rừng sâu để tìm. Mỗi ngày may mắn một mình tôi cũng kiếm được từ 200-300kg dược liệu nhập cho các thương lái, được 400.000 đồng, gấp mấy lần làm rẫy.

Ở bản tôi và nhiều bản làng khác của người dân tộc thiểu số, các lao động chính cũng đua nhau đi săn các loại dược liệu quý này. Đặc biệt, những người dân tộc bản địa thông tỏ đường đi, lối lại chốn rừng sâu nên khả năng tìm kiếm tỏ ra hiệu quả hơn”.

Anh Vi Văn Hải ở xã Nhôn Mai, Tương Dương cho biết huyện của anh toàn từng sâu với núi, lại giáp biên giới nên dược liệu nhiều lắm. Nhiều thợ săn nơi khác cũng đến săn dược liệu, họ cứ kéo nhau thành tốp băng qua mọi khoảnh rừng già, có khi đi xuyên đêm và ngủ ở trong rừng để săn dược liệu. Săn được đến đâu bán đến đó.

Nghe An: Tai nan dau long vi o at san “than duoc” xuat sang Trung Quoc
Các điểm thu mua dược liệu tươi.

Có những chuyến đi săn các loại dược liệu này mấy ngày liền mới ra khỏi rừng. Lúc đi phải trang bị đủ các dụng cụ như dao, dây, nỏ bắn…để nhỡ có gặp các loại thú hay sự cố nào đó. Mỗi chuyến đi rừng mấy ngày như vậy cũng kiếm được vài triệu tiền dược liệu.

Nghe An: Tai nan dau long vi o at san “than duoc” xuat sang Trung Quoc
Phơi khô trước khi đưa sang Trung Quốc.

Cũng giống như Hải, ông Vi Văn Lượng ở xã Yên Na, Dương Quang nhiều ngày nay ăn ngủ cũng chỉ nghĩ đến việc đi săn thần dược.

Ông bảo: “Tất cả bạn bè của mình đều đổ xô luồn rừng, băng núi đi tìm dược liệu. Mình ở nhà thấy sốt ruột lắm nên cũng lao đi tìm thôi. Có khi mất cả ngày trời băng qua các khu rừng rậm mới đến khu có dược liệu quý. Những thứ vật cản dọc đường đều phải chặt đi nên rất vất vả nhưng săn được nhiều dược liệu bán có nhiều tiền nên rất hào hứng”.

Những tai nạn đau lòng

Xòe bàn tay có nhiều vết nham nhở, ông Vi Văn Lượng rùng mình cho biết vết thương này là do tai nạn khi ông đi tìm dược liệu bán. Ông bảo luồn rừng sâu săn thần dược nói là có tiền thế nhưng tai nạn ập xuống lúc nào không hay. Để tìm được thần dược có khi phải đốn cả cây rừng, đào bới cả một vùng đất rộng…mới có được.

“Nhiều lần vần đá để đào rừng lấy thần dược tôi bị đá đè chảy máu tay. Có lần bị cây đổ đè vào chân, bong gân nhưng may không bị gãy xương”, ông Lượng cho biết.

Theo ông Lượng, bạn ông là anh Vi Văn Tùng một ngợ săn lão luyện về các loại thần dược nhưng cũng vì bất cẩn trong một lần hạ nhiều cây rừng để kiếm dược liệu, trời lại đổ mưa bất thường nên bị thân cây gỗ đè gãy chân và từ cuối tháng 8 đến nay vẫn phải nằm dưỡng thương ở nhà.

Hay như anh Trần Văn Đạt nhiều ngày sùng sục trong rừng cấm gần vườn quốc gia Phù Mát để săn dược liệu cùng với những người bạn của mình thì vô tình bị rắn lục cắn.

Anh Đạt cho biết: “Đi vào trong những khu rừng sâu bị vắt rừng cắn là chuyện thường tình. Còn các loại rắn độc thì không đề phòng trước được. Nhất là rắn lục, trong các khu rừng ở Nghệ An này còn rất nhiều, chúng lẫn trong lá cây, khó phát hiện, tôi bị cắn nhưng may mà được đưa ra khỏi rừng kịp, lại gặp những người quen trong các bản làng họ kiếm thuốc lá trị cho nếu không thì đã bỏ mạng mất rồi”.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI