Nghệ An: Ruộng đồng nứt nẻ, bỏ hoang vì thiếu nước

09/07/2023 - 06:18

PNO - Nắng nóng khốc liệt kéo dài khiến hàng ngàn ha lúa ở Nghệ An đang đối diện với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Trong khi đó, hàng trăm ha lúa ở Hà Tĩnh lại phải bỏ hoang vì không có nước canh tác.

 

Những ngày vừa qua, Nghệ An tiếp tục hứng chịu nắng nóng khốc liệt kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Nhiều nơi ruộng đồng đã bạc trắng, nứt toác vì thiếu nước.
Những ngày vừa qua, Nghệ An tiếp tục hứng chịu nắng nóng khốc liệt kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Nhiều nơi ruộng đồng đã bạc trắng, nứt toác vì thiếu nước.
Nghệ An hiện có hơn 11.000 ha lúa vụ hè thu đang đứng trước nguy cơ thiếu nước. Hiện nhiều hồ đập ở các địa phương đã xuống mực nước chết. Với nguồn nước hiện tại, Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An nhận định việc cấp nước cho dân sinh và sản xuất nông nghiệp vụ hè thu trong những tháng giữa cuối mùa khô năm 2023 sẽ gặp khó khăn, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể xảy ra sớm và trên diện rộng.
Nghệ An hiện có hơn 11.000ha lúa vụ hè thu đang đứng trước nguy cơ thiếu nước. Hiện nhiều hồ đập ở các địa phương đã xuống mực nước chết. Với nguồn nước hiện tại, Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An nhận định việc cấp nước cho dân sinh và sản xuất nông nghiệp vụ hè thu trong những tháng giữa cuối mùa khô năm 2023 sẽ gặp khó khăn, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể xảy ra sớm và trên diện rộng.
Không chỉ lúa, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng. Thiếu nước, hàng trăm ha ngô ở huyện Tân Kỳ, Hưng Nguyên… bị cháy khô, bắp không phát triển.
Không chỉ lúa, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng. Thiếu nước, hàng trăm ha bắp ở huyện Tân Kỳ, Hưng Nguyên… bị cháy khô, bắp không phát triển.
Mực nước sông Lam xuống thấp cũng khiến hàng loạt trạm bơm nước dọc sông Lam và một số con sông khác không thể hoạt động, bơm nước cứu lúa.
Mực nước sông Lam xuống thấp cũng khiến hàng loạt trạm bơm nước dọc sông Lam và một số con sông khác không thể hoạt động, bơm nước cứu lúa.
Hơn 50ha lúa ở xã Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vụ mùa này cũng phải bỏ hoang dù cách kênh tưới N2 Kẻ Gỗ khá gần. Điều này tạo nên một khung cảnh khá lạ, một bên kênh tưới lúa xanh mướt, bên kia lại bỏ hoang.
Hơn 50ha lúa ở xã Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vụ mùa này cũng phải bỏ hoang dù cách kênh tưới N2 Kẻ Gỗ khá gần. Điều này tạo nên một khung cảnh khá lạ, một bên kênh tưới lúa xanh mướt, bên kia lại bỏ hoang.
Bà Nguyễn Thị Dịu (54 tuổi, trú thôn Hưng Trung, xã Cẩm Hưng) cho biết, gia đình bà có 7 sào ruộng nhưng không thể canh tác vụ lúa hè thu. “Bà con có ruộng ở đây chỉ làm được vụ lúa đông xuân là nhờ nước mưa. Sản xuất lúa dù không mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng nếu có nước để làm thêm vụ lúa hè thu sẽ giúp bà con có thêm thu nhập, cải thiện phần nào cuộc sống”, bà Dịu nói.
Bà Nguyễn Thị Dịu (54 tuổi, trú thôn Hưng Trung, xã Cẩm Hưng) cho biết, gia đình bà có 7 sào ruộng nhưng không thể canh tác vụ lúa hè thu. “Bà con có ruộng ở đây chỉ làm được vụ lúa đông xuân là nhờ nước mưa. Sản xuất lúa dù không mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng nếu có nước để làm thêm vụ lúa hè thu sẽ giúp bà con có thêm thu nhập, cải thiện phần nào cuộc sống”, bà Dịu nói.
Không muốn bỏ hoang ruộng, người dân thôn Hưng Trung đã từng thử chuyển sang trồng khoai, mía nhưng thất bại vì cây trồng này vẫn cần nước.
Không muốn bỏ hoang ruộng, người dân thôn Hưng Trung đã từng thử chuyển sang trồng khoai, mía nhưng thất bại vì cây trồng này vẫn cần nước.
Theo người dân địa phương, dù nằm kế cận kênh nước nhưng không có kênh nhánh dẫn nước về nên việc gieo cấy vụ lúa hè thu ở khu vực này rất khó khăn. Không còn cách nào khác, người dân xã Cẩm Hưng đành phải bỏ hoang hàng chục ha ruộng.
Theo người dân địa phương, dù nằm kế cận kênh nước nhưng không có kênh nhánh dẫn nước về nên việc gieo cấy vụ lúa hè thu ở khu vực này rất khó khăn. Không còn cách nào khác, người dân xã Cẩm Hưng đành phải bỏ hoang hàng chục ha ruộng.
Ông Nguyễn Đình Hoạt - Chủ tịch UBND xã Cẩm Hưng cho biết, 3 cánh đồng Khe Nẩy, Cửa Trại và Tháng Mười của xã này phụ thuộc hoàn toàn vào “nước trời” để sản xuất lúa. Vùng đất này có độ dốc cao, chưa có hệ thống kênh mương nội đồng để dẫn nước nên phải bỏ hoang vụ lúa hè thu. “Nếu đầu tư kênh mương dẫn nước chi phí sẽ rất lớn, trong khi nguồn tài chính của xã và huyện rất hạn hẹp”, ông Hoạt nói.
Ông Nguyễn Đình Hoạt - Chủ tịch UBND xã Cẩm Hưng cho biết, 3 cánh đồng Khe Nẩy, Cửa Trại và Tháng Mười của xã này phụ thuộc hoàn toàn vào “nước trời” để sản xuất lúa. Vùng đất này có độ dốc cao, chưa có hệ thống kênh mương nội đồng để dẫn nước nên phải bỏ hoang vụ lúa hè thu. “Nếu đầu tư kênh mương dẫn nước chi phí sẽ rất lớn, trong khi nguồn tài chính của xã và huyện rất hạn hẹp”, ông Hoạt nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI