Nghệ An: Dựng lều ngoài đường chờ đợi “chi viện” người thân đang điều trị COVID-19

11/03/2022 - 14:25

PNO - Không được trực tiếp vào chăm sóc bệnh nhân, hàng trăm người ở Nghệ An vẫn túc trực ở bên ngoài bệnh viện, sẵn sàng “chi viện” cho người thân khi cần. Để tránh mưa, tránh nắng, họ căng lều tạm bợ ngủ ngay bên vỉa hè.

 

 

Clip người dân dựng lều sống tạm bợ trước cổng bệnh viện, sẵn sàng chi viện cho người thân đang điều trị COVID-19
Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An - Đơn vị tuyến cuối tiếp nhận, thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch của tỉnh Nghệ An. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Nghệ An với hàng ngàn ca mắc mỗi ngày, số bệnh nhân nặng cũng vì thế tăng cao.
Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là đơn vị tuyến cuối tiếp nhận, thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch của tỉnh Nghệ An. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Nghệ An với hàng ngàn ca mắc mỗi ngày, số bệnh nhân nặng cũng tăng cao.
Trung bình, mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân nặng từ các tuyến huyện và các bệnh viện dã chiến được chuyển về Trung tâm bệnh nhiệt đới điều trị. Là khu điều trị đặc biệt, người thân không được tiếp xúc song vẫn có rất nhiều người đến tục trực quanh bệnh viện này chờ đợi thông tin của người thân mình.
Trung bình, mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân nặng từ các tuyến huyện và các bệnh viện dã chiến được chuyển về Trung tâm bệnh nhiệt đới điều trị. Do đây là khu điều trị đặc biệt, người thân không được tiếp xúc, nên có rất nhiều người đến túc trực quanh bệnh viện này chờ đợi thông tin của người thân.
Ngay phía trước cổng bệnh viện, những túp lều tạm bợ được dựng lên. Bên trong mỗi túp lều có hàng chục người kê ghế nằm chen chúc nhau.
Những túp lều tạm bợ được dựng lên ngay trước cổng bệnh viện. Bên trong lều có hàng chục người kê ghế nằm chen chúc nhau.
Bà Nguyễn Thị Hải (quê huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, hai vợ chồng đã theo con trai vào đây điều trị COVID-19 được 4 ngày. Con trai bà có bệnh nền, chuyển nặng phải thở ô xy nên 4 ngày qua bà vẫn chưa liên lạc được với con trai. Không có chỗ trú ngụ, người chồng đành phải bỏ về trước, để bà Hải tiếp tục ở lại nghe ngóng thông tin.
Bà Nguyễn Thị Hải (quê huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, hai vợ chồng bà theo con trai vào đây điều trị COVID-19 được 4 ngày. Con trai bà có bệnh nền, chuyển nặng phải thở oxy nên 4 ngày qua bà vẫn chưa liên lạc được với con. Không có chỗ trú ngụ, chồng bà đành phải bỏ về trước, bà tiếp tục ở lại nghe ngóng thông tin.
“Ở đây biết cũng không làm được chi, nhưng mà về nhà thì nóng ruột nên gắng vài ngày. Nhiều người có điều kiện họ đi thuê nhà nghỉ ở, còn mình không có đánh mua cái ghế nằm ra nằm ở vỉa hè. Ngày nóng, đêm lạnh, muỗi… nhưng nghĩ con trai chưa biết thế nào nên không về được”, bà Hải nói.
“Ở đây biết cũng không làm được chi, nhưng mà về nhà thì nóng ruột nên gắng vài ngày. Nhiều người có điều kiện họ đi thuê nhà nghỉ ở, còn mình không có đành mua cái ghế ra nằm ở vỉa hè. Ngày nóng, đêm lạnh, muỗi… nhưng nghĩ con trai chưa biết thế nào nên không về được”, bà Hải nói.
Sống nhiều ngày ở bên lề đường, song phần lớn người dân đều chỉ trang bị một chiếc màn xua muỗi, ít khẩu trang, nước sát khuẩn phòng bị. Đến giờ cơm, những ngày có nhà hảo tâm đến phát từ thiện thì đỡ, còn không họ lại lần lượt đi mua cơm hộp, bánh mì ăn tạm qua ngày.
Sống nhiều ngày ở lề đường, song phần lớn người dân đều chỉ trang bị một chiếc màn xua muỗi, ít khẩu trang, nước sát khuẩn. Về việc ăn uống, có hôm vào giờ cơm họ nhận cơm từ thiện từ các nhà hảo tâm, những hôm không ai phát cơm, họ mua cơm hộp, bánh mì ăn tạm qua ngày.
Anh Phạm Xuân Bình (quê huyện Đô Lương, Nghệ An) cho biết, vợ đang mang bầu tháng thứ 8 thì mắc COVID-19. Cũng may vợ hiện vẫn đang có thể nói chuyện bình thường nên anh vẫn thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm, động viên vợ.
Anh Phạm Xuân Bình (quê huyện Đô Lương, Nghệ An) cho biết, vợ anh đang mang bầu tháng thứ 8 thì mắc COVID-19. May là chị vẫn có thể nói chuyện bình thường nên anh thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm, động viên.
“Ở đây đã 5 ngày rồi, cũng may vợ chưa quá nặng nên vẫn có thể nói chuyện bình thường. Ở đây họ không cho vào bên trong nhưng mình phải túc trực ở phía ngoài, nếu vợ cần gì thì đi mua để mang vào cho nhanh”, anh Bình nói.
“Ở đây đã 5 ngày rồi, cũng may vợ chưa quá nặng nên vẫn có thể nói chuyện bình thường. Ở đây họ không cho vào bên trong nhưng mình phải túc trực ở ngoài, vợ cần gì thì đi mua mang vào cho nhanh”, anh Bình nói.
Không liên lạc được với người thân, nhiều người chỉ còn cách nằm chợp mắt tránh mưa lạnh ngay bên lề đường.
Không liên lạc được với người thân, nhiều người chỉ còn cách nằm chợp mắt tránh mưa lạnh ngay bên lề đường.
Bác sĩ Quế Anh Trâm - Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cho biết, phần lớn người dân túc trực quanh bệnh viện chỉ để chờ đợi sẵn sàng “chi viện” cho người thân của mình đang điều trị bên trong. Thương người dân nằm la liệt bên đường, một số cán bộ nhân viên của bệnh viện cũng đã nhường phòng để người dân ngủ qua đêm song số lượng quá lớn không thể đáp ứng.
Bác sĩ Quế Anh Trâm - Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An - cho biết, phần lớn người dân túc trực quanh bệnh viện chỉ để chờ đợi sẵn sàng “chi viện” cho người thân của mình đang điều trị bên trong. Thương người dân nằm la liệt bên đường, một số cán bộ, nhân viên của bệnh viện cũng đã nhường phòng để người dân ngủ qua đêm song vì quá đông nên không thể đáp ứng hết.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI