Ngày quốc tế chống kỳ thị người đồng tính, song tính...: Có chết cũng mãn nguyện

17/05/2016 - 07:52

PNO - Phút giây đầu tỉnh lại sau ca phẫu thuật chuyển giới ở thái lan, trong tột cùng đau đớn, Tố An đã xin bác sĩ cho mình được chết.

Nhưng, khi chế ngự được cơn đau, An đã rơi nước mắt trong khoảnh khắc đầu tiên được sống của mình.

Họ dòm ngó, thì cứ nghĩ do mình… nổi tiếng đi!

“Mẹ ơi! Con đang ở Thái Lan, ca phẫu thuật đã thành công. Mẹ đừng lo nhé!” - An gọi điện trấn an. Mẹ em bật khóc: “Đi mà sao không cho mẹ biết? Mình sao thì cứ để vậy, phẫu thuật làm chi, tội cho con”. Mười mấy lần phẫu thuật trong và ngoài nước, là mười mấy lần An nghe câu này của mẹ. Và sau câu nói ấy là những bữa ăn tẩm bổ mẹ chăm chút cho con. Mẹ ủng hộ con không chỉ vì tình thương mà còn như để bù đắp cho những sai lầm thuở ba cứ đánh mắng, còn mẹ thì áp giải con đi… trị bệnh, ép con quay lại quỹ đạo của một cậu trai.

Khát khao đổi thay số phận, Tố An đã vươn lên làm chủ, cố tích lũy để nuôi giấc mơ lột xác thành một cô gái - đẹp. Trước quyết định phẫu thuật, bao lần lòng Tố An dậy sóng vì chữ hiếu chưa tròn mà cứ đổ tiền vào nhu cầu của cá nhân. Nhưng tâm hồn bị nhốt trong cơ thể hiện hữu của An từng giây từng phút quẫy đạp. “Thôi thì ơn nghĩa cha mẹ trả không bao giờ hết. Ước mơ của con là được thay đổi cơ thể, mai này có chết đi cũng mãn nguyện với thân xác con gái. Sau khi chuyển đổi, con sẽ lo cho mẹ hết cuộc đời còn lại” - An ôm mẹ, thầm thì.

Cà Boutique tại số 7 đường Xóm Chỉ, Q.5, TP.HCM do Nguyễn Huỳnh Tố An tạo dựng là nơi cung cấp nhiều dịch vụ: tổ chức sự kiện, thiết kế, cho thuê trang phục, trang điểm… được nhiều ca sĩ, diễn viên lui tới. Đây cũng là mái nhà chung của nhiều bạn đồng cảnh với An, xinh xắn, tài năng nhưng khó tìm được việc làm vì xã hội còn hẹp lòng. Với An, chống kỳ thị, phân biệt đối xử phải khởi nguồn từ cung cấp kiến thức cho xã hội.

Ngay quoc te chong ky thi nguoi dong tinh, song tinh...: Co chet cung man nguyen
Tình mẹ là nguồn động lực lớn lao để “bà chủ” Nguyễn Huỳnh Tố An vươn lên trong cuộc sống

Trong giáo dục giới tính học đường nên đưa nội dung về thiểu số người đồng tính, song tí nh, chuyển giới để học sinh hiểu và không gây tổn thương cho những người không giống mình. Đặc biệt, để chống kỳ thị, người trong cuộc phải tự tin, mạnh mẽ. “Họ dòm ngó, mình cứ nghĩ họ nhìn mình như nhìn người nổi tiếng đi! Trước đây tôi cũng từng mặc cảm, suy nghĩ tiêu cực về thân phận, nhưng giờ thì tôi tự hào là một cô gái khéo tay, giỏi giang, một điểm tựa tinh thần cho nhiều người”, An khẳng định.

Là người chuyển giới nam, hiện làm trợ lý dự án phát triển cộng đồng của Trung tâm ICS - một tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới, A Ki từng đến đăng ký dạy ở một trung tâm ngoại ngữ. Người tiếp nhận vui vẻ vỗ vai A Ki, nói: “Chú mày sang đây uống cà phê với anh”.

Mấy hôm sau, khi A Ki nộp hồ sơ phỏng vấn, nhìn họ tên thật - Nguyễn Thị Trúc Phương, người tiếp nhận té ngửa: “Chú mày… chú mày… Ủa, em là con gái hả?”. Được nhận vào làm giáo viên, mối quan hệ giữa A Ki với trung tâm và học viên rất tốt, dù một số người còn lúng túng trong việc xưng hô với A Ki. Một ngày, qua các phương tiện truyền thông, cả trường biết rõ về A Ki và các hoạt động cộng đồng mà em đóng góp. Một thầy giáo trịnh trọng mời A Ki lên văn phòng để hỏi nguyện vọng.

Không đòi tăng lương, không yêu sách chế độ, A Ki chân thành: “Em muốn được gọi bằng thầy”. Thế là ngày học sau đó, cả trường từ hiệu trưởng, giáo viên, lao công đến học viên đều đồng loạt gọi A Ki là thầy Phương. Nhà trường cũng đổi lớp A Ki vẫn dạy trước nay để tránh tình trạng học viên gọi loạn xạ theo thói quen. Nhân dịp 8/3, các đồng nghiệp nữ gặp A Ki cứ nhao nhao đòi quà. Tất nhiên, trung tâm không dành suất quà 8/3 cho A Ki và vì thế, niềm hạnh phúc của thầy Phương như được nhân đôi.

Rưng rưng... những cái tên

Ngay khi người chuyển giới cắt bỏ một phần cơ thể, thì cũng không phải họ đang chối bỏ nguồn gốc của mình, phụ công ơn tạo tác của cha mẹ. Cứ nhìn cách các bạn đặt lại tên, loay hoay cân nhắc, chọn lựa, mới hiểu cái tên mới có màu sắc giới tính trái ngược nhưng vẫn còn giữ cái gốc, cái hồn của tên cha mẹ đặt.

Cái tên rặt nữ Nguyễn Thị Trúc Phương đã không còn phù hợp với vóc dáng bệ vệ, giọng nói ồ ề sau thời gian dùng liệu pháp hormone nam, A Ki chuyển sang một cái tên “men lì” là Nguyễn Thiện Trí Phong. A Ki phân tích, những chữ cái đầu N-T-T-P của tên mới trùng với tên thật như là một cách lưu giữ tình thương và hoài bão của cha mẹ.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI