Ngày nào cũng đánh con vì stress

08/10/2021 - 08:41

PNO - Kết nối được với các con sẽ giúp mẹ và con tìm ra cách giải quyết vấn đề, tìm ra những thống nhất tốt hơn.

Chị ơi Hạnh Dung ơi,

Ngày nào em cũng đánh con. Nhà có 2 thằng con trai. Ngày chưa vào học chúng đã nghịch như quỷ sứ. Từ khi học online, chúng tranh giành máy móc, cãi cọ tập vở, giấy bút... Thần kinh của em không còn bình thường nữa. Vào lớp, chúng vừa không học, vừa chọc phá nhau. Em phải bỏ công việc bán hàng của mình để canh hai con. Mới học mấy hôm đã hư điện thoại 2 lần, đi sửa mất vài triệu thay màn hình đó chị. Hỏi làm sao em không stress.

Bạn bè nói em cố nhịn, cứ kệ cho con tự va chạm mà lớn lên, nhưng em nhìn thấy chúng hư hỗn với nhau, hư hỗn với mẹ thì sợ quá, em la mắng rồi lại cáu giận và mất kiểm soát. Em chỉ chia sẻ vậy thôi, chứ em biết chị sẽ lại nói em phải bình tĩnh, phải kiên nhẫn, phải yêu thương con. Những điều ấy em biết hết, nhưng em không làm được.

Hoàng H. (Q.9, TPHCM)

Em Hoàng H. thân mến,

Đây là một khoảng thời gian vô cùng khó khăn với rất nhiều người, từ trẻ con, người lớn cho đến người già. Lo sợ bệnh tật, lo lắng về kinh tế, thay đổi về cách sinh hoạt... Hầu như ai, đối tượng nào cũng gặp những áp lực riêng của mình. Và càng khó khăn hơn khi ai cũng chỉ nhìn thấy mình đang căng thẳng, mệt mỏi mà không nhận ra sự chịu đựng, khổ sở, bực bội của người khác.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những người làm cha làm mẹ, trụ cột gánh vác kinh tế gia đình chắc chắn là những người mệt mỏi nhiều nhất, Hạnh Dung hiểu điều đó, và hiểu tâm trạng của em, cảm giác vượt ngưỡng chịu đựng mọi chuyện của em khi vừa không thể làm việc kiếm tiền, vừa lo cho các con, vừa nhìn thấy những hư hỏng, tổn thất tiền bạc vì việc học online của con.

Tuy nhiên, các con của em cũng đang gặp những vấn đề về tâm lý vì phải thay đổi cách học hành, vì bị bó cột chân tay ở nhà, không được giao tiếp bạn bè bình thường, không được chạy chơi thoải mái. Các con ngồi vào bàn học online trong một tinh thần không hề thoải mái như thế, những giờ học có thể cũng không thú vị vì thầy cô chưa có kinh nghiệm dạy online.

Giống như người lớn, trẻ em khi gặp khó khăn trong tâm sinh lý của mình thì sẽ có những cách tự giải quyết khác nhau nếu không được người lớn hiểu và giúp đỡ. Có những đứa gần như trầm cảm, né tránh, lầm lì, không chịu trò chuyện. Thậm chí có những trường hợp kỳ lạ như các cháu... ăn và ăn rất nhiều, vừa ăn vừ lo sợ mình sẽ mập lên, đi học lại sẽ bị trêu chọc...

Riêng các con em, có thể chúng chọn cách giải phóng những ức chế, bực bội đó bằng cách cãi cọ nhau, tranh giành nhau, thậm chí bướng bỉnh, không nghe lời mẹ. Những biểu hiện đó của các con không có nghĩa là chúng hư hỗn với nhau hay hư hỗn với em đâu. Em đã giải phóng những ức chế của mình bằng cách... đánh con, còn các con em thì là cách... phá phách và cãi cọ.  

Khi có thể hiểu được những nguyên nhân khiến các con có những hành động mà em không thể nào hiểu và bỏ qua được, em sẽ tìm ra cách nói chuyện với con, giúp con nói ra được những gì các con không thích, không muốn làm.

Khi trẻ đã tự nói ra được thì trẻ sẽ bắt đầu dựa vào chúng ta để giải quyết các vấn đề mà chúng đang gặp. Kết nối được với các con sẽ giúp mẹ và con cùng tìm ra cách giải quyết vấn đề, tìm ra những thỏa thuận, bàn bạc, thống nhất tốt hơn để mọi việc nhẹ nhàng hơn.

Điều quan trọng nhất, em đừng áp đặt lên hành động của các con những suy nghĩ của mình. Đánh con chính là một cách em thể hiện sự trừng phạt những khó khăn của các con, và vì thế những khó khăn sẽ chồng lên khó khăn, chứ không thể tháo gỡ được gì.

Thay vì nóng giận lên, ngay khi muốn đánh con, ép con phải ngồi yên học, em hãy cho các con nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh xa khỏi em, thoải mái xem ti vi hay chơi trò chơi gì đó với nhau, để cho chính em được ngồi yên một mình và lắng xuống.

Đừng vội kết luận mình không thể bình tĩnh, không thể kiên nhẫn khi chưa thử mọi cách, kể cả việc thả lỏng cho ba mẹ con một vài giờ để trò chuyện theo cách hết sức bình đẳng về những việc không thể không làm, như là con không thể không học và mẹ không thể không kiềm chế bản thân. Cả hai bên cần phải hợp tác cùng với nhau. Trẻ con rất thích được thỏa thuận một cách công bằng. Em hãy thử nhé.

Chúc em và các con tìm được cách hiểu và thông cảm với nhau, để cả mẹ và con đều vui.

Hạnh Dung

 

Chia sẻ tâm tư cùng chị Hạnh Dung của Báo Phụ Nữ, mời bạn  gửi câu hỏi trực tiếp trong khung “Chat với Hạnh Dung” trên trang phuonuonline.com.vn hoặc gửi về email: hanhdung@baophunu.org.vn

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chồng vô duyên "khó đỡ" chốn đông người

    Chồng vô duyên "khó đỡ" chốn đông người

    19-12-2024 17:04

    Không biết anh bắt đầu có vấn đề khi bước qua tuổi trung niên hay chị trở nên khó tính?

  • Cuối năm, vợ chồng cãi cọ vì tiền

    Cuối năm, vợ chồng cãi cọ vì tiền

    19-12-2024 11:17

    Cuối năm, không khí gia đình trong nhà tôi căng thẳng chỉ vì chuyện tiền. Vợ chồng đi làm quanh năm nhưng chẳng dành dụm được đồng nào.

  • 30 chưa phát, 40 không giàu

    30 chưa phát, 40 không giàu

    19-12-2024 06:21

    Tôi nhớ mãi lời bố nói với mình như vậy. Bố muốn nhắc nhở con cháu khi ở tuổi trẻ phải nỗ lực phấn đấu để có thành quả sau này.

  • Món quà Giáng sinh bất ngờ

    Món quà Giáng sinh bất ngờ

    18-12-2024 20:23

    Giáng sinh năm sau, chị được tin cô gái ấy đã lấy chồng, để bé Su lại cho nhà ngoại nuôi. Chị len lén thở phào.

  • Đứa con nhiều tiền mới được tôn trọng

    Đứa con nhiều tiền mới được tôn trọng

    18-12-2024 11:24

    Bác Tân không bao giờ nhắc đến những đứa con nào khác ngoài cô Ngọc, vì họ không kiếm được nhiều tiền.

  • Lãng phí thanh xuân cho người vô ơn

    Lãng phí thanh xuân cho người vô ơn

    18-12-2024 06:17

    Tôi từng phản kháng nhiều, nhưng cuối cùng đành cam chịu khi bản thân chẳng còn nắm kinh tế gì trong tay.

  • Điều con không muốn nhớ

    Điều con không muốn nhớ

    17-12-2024 15:43

    Chị thật không ngờ những lời nói trong lúc thiếu kiềm chế của mình đã hằn sâu trong con như một vết sẹo khó phai.

  • Xứng đôi vừa lứa

    Xứng đôi vừa lứa

    17-12-2024 07:04

    Tình yêu chân thành chỉ được thử thách qua ngày dài tháng rộng, qua những nhọc nhằn, bộn bề của cuộc sống...

  • Ám ảnh ngất trên giường

    Ám ảnh ngất trên giường

    16-12-2024 19:25

    Sau lần thứ ba bị ngất khi gần chồng, vợ tôi bắt đầu sợ chết và sợ luôn chuyện vợ chồng

  • Đừng trút gánh nặng lên vai con

    Đừng trút gánh nặng lên vai con

    16-12-2024 12:49

    Chú giao hết tài sản cho anh Bình, dặn anh muốn chia cho các em thế nào tuỳ ý. Vô tình, chú đặt gánh nặng lên anh Bình.

  • Khó khăn nào rồi cũng qua!

    Khó khăn nào rồi cũng qua!

    16-12-2024 06:41

    Có sức khỏe là có tất cả, muốn có sức khỏe phải tin rằng, việc gì rồi cũng qua.

  • Tôi đã đẩy vợ vào nguy hiểm

    Tôi đã đẩy vợ vào nguy hiểm

    15-12-2024 06:45

    Tôi nhớ, mỗi ngày đi làm về, vợ đều khóc, đêm mất ngủ vì căng thẳng do công việc quá nhiều.

  • Tình trong bóng tối kết thúc bằng gì?

    Tình trong bóng tối kết thúc bằng gì?

    14-12-2024 19:38

    Một cuộc tình trong bóng tối thường kết thúc bằng gì? Có phải hai bên luôn chia tay êm thắm, đường ai nấy bước và trả người kia về đúng bến bờ?

  • 2 chiếc giường đơn

    2 chiếc giường đơn

    14-12-2024 15:53

    Tuổi già mỗi nhà mỗi cảnh, miễn sao người trong cuộc thấy vui. Ngủ riêng hay chung không quan trọng, quan trọng là lòng còn hướng về nhau.

  • Bi kịch hôn nhân

    Bi kịch hôn nhân

    14-12-2024 06:25

    Có bao giờ bạn nghĩ đôi tay người mình yêu vung thành nắm đấm, giáng xuống bạn?

  • Cần tôn trọng "kế hoạch ra đi"

    Cần tôn trọng "kế hoạch ra đi"

    13-12-2024 11:35

    Chúng ta nên cởi mở với nhau khi nói đến đoạn kết của đời mình, một cái "ải" mà ai rồi cũng phải qua. Chỉ khác ở chỗ sớm hay muộn.

  • Khi hàng xóm giàu hơn

    Khi hàng xóm giàu hơn

    13-12-2024 06:13

    Vợ chồng chị đều mắc bệnh hay so sánh chồng/vợ với người khác.

  • Liệu có "gây rối"?

    Liệu có "gây rối"?

    12-12-2024 20:56

    Vợ chồng tôi hơi cấp tập và mạnh bạo trong chuyện ấy, liệu có ảnh hưởng đến phôi thai?