PNO - Bộ Y tế cho biết, ngày 7/9 Việt Nam ghi nhận 14.193 ca nhiễm trong nước, riêng TPHCM có 7.310 ca.
Tối 7/9, Bộ Y tế cho biết, trong 24 giờ qua, Việt Nam ghi nhận 14.208 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 14.193 ca trong nước tại 40 tỉnh, thành gồm TPHCM (7.310), Bình Dương (3.966), Đồng Nai (945), Long An (490), Kiên Giang (242), Tiền Giang (183), Quảng Bình (182), Tây Ninh (164), An Giang (87), Cần Thơ (74), Đồng Tháp (71), Khánh Hòa (61), Đắk Nông (51), Bình Phước (48), Bình Thuận (46), Quảng Ngãi (37), Hà Nội (36), Đà Nẵng (34), Bà Rịa - Vũng Tàu (31), Phú Yên (25), Nghệ An (18), Bình Định (11), Quảng Nam (10), Thừa Thiên - Huế (9), Trà Vinh (8), Quảng Trị (8), Vĩnh Long (7), Thanh Hóa (7), Cà Mau (7), Sơn La (7), Bắc Ninh (4), Lạng Sơn (3), Bến Tre (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (2), Lâm Đồng (1), Kon Tum (1), Hưng Yên (1), Bắc Giang (1), Ninh Thuận (1).
Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.716 ca. Tại TPHCM tăng 188 ca, Bình Dương tăng 1.772 ca, Đồng Nai tăng 74 ca, Long An giảm 367 ca, Kiên Giang tăng 41 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 550.996 ca nhiễm, đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.601 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), Việt Nam ghi nhận 546.683 ca trong nước, trong đó có 308.936 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trong ngày 7/9 có 10.253 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 311.710. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.369 ca, trong đó có 926 ca thở máy xâm lấn và 35 ca chạy ECMO.
Về số liệu bệnh nhân COVID-19 tử vong, trong ngày ghi nhận 316 ca tử vong tại TPHCM (253), Bình Dương (40), Long An (7), Tiền Giang (7), Khánh Hòa (2), Đà Nẵng (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Đồng Tháp (1), Phú Yên (2).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.701 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Trong ngày 6/9 có 534.937 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 22.675.644 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 19.231.238 liều, tiêm mũi 2 là 3.444.406 liều.
Liên quan tới công tác phòng chống dịch, từ 6g ngày 8/9, các chốt kiểm soát của Hà Nội sẽ kiểm soát người và phương tiện ra, vào thành phố và vùng 1 theo giấy đi đường mới; người dân không ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết, "ai ở đâu thì ở đó", "người ở vùng nào thì ở vùng đó".
Từ ngày 6 đến 12/9, xét nghiệm diện rộng thần tốc 100% người dân toàn thành phố để bóc tách nguồn bệnh ra khỏi cộng đồng.
Hà Nội cũng phấn đấu hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trước ngày 15/9. Thành phố sẽ tổ chức tiêm vào buổi tối, mở thêm điểm tiêm tại nhà văn hóa, trường học. Trước khi tiêm, tất cả các trường hợp phải test nhanh COVID-19 để sàng lọc, phát hiện sớm F0 trong cộng đồng.
UBND TP. Đà Nẵng ban hành kế hoạch 159/KH-UBND về việc tổ chức xét nghiệm nhằm tiếp tục rà soát, phát hiện kịp thời người mắc COVID-19 tại cộng đồng để khoanh vùng, xử lý, không để dịch lây lan. Cụ thể, kế hoạch được triển khai từ ngày 6-20/9, sau đó căn cứ vào tình hình, diễn biến dịch sẽ thực hiện xét nghiệm theo kế hoạch tiếp theo của UBND thành phố.
Huyền Anh
Khoảng 400 triệu người trên toàn thế giới đã mắc COVID-19 kéo dài
COVID-19 khiến tỉ lệ tử vong ở Úc tăng cao
Tổng thống Biden xét nghiệm dương tính COVID-19
Bộ Y tế yêu cầu rà soát đối tượng tiêm chủng vắc xin COVID-19
AstraZeneca thu hồi vắc xin COVID-19 trên toàn cầu
Chia sẻ bài viết: |
ĐBQH bức xúc vì Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 đã được đầu tư xây dựng hàng chục năm nhưng vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Bước vào giai đoạn cao điểm sốt xuất huyết hàng năm, số ca mắc của Hà Nội tiếp tục tăng.
Nhiều người Việt Nam vẫn chưa được trang bị kỹ năng sơ cứu đúng cách dẫn tới không ít trường hợp bị tai nạn trở nên trầm trọng hơn.
Để cơ thể hấp thu canxi, sắt và các dưỡng chất từ sữa tốt nhất, cần uống chúng theo thứ tự sữa, canxi, rồi đến sắt.
Nhiều người thường nhầm lẫn các triệu chứng thoát vị đĩa đệm với các bệnh khác nên trì hoãn đi khám. Từ đó, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cả mẹ và bé, đồng thời giúp phòng ngừa các biến chứng sau sinh.
Mỗi tháng, Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận từ 4.300-4.600 lượt bệnh nhân bị bệnh vảy nến. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn khiến bệnh nhân trầm cảm...
Búi giun khổng lồ với hơn 100 con giun “làm tổ” trong ruột bé trai 2 tuổi gây tắc ruột, suy hô hấp…
Mới chớm lạnh, số lượng trẻ nhập viện điều trị bỏng ở tỉnh Nghệ An đã tăng gấp 2 lần so với mùa hè.
Xuất hiện cơn đau vùng thượng vị và lan ra hai tay, nhưng ông Y.M.Z. lại nghĩ bản thân bị đau dạ dày nên không đi khám bệnh.
Bộ Y tế nhận phản ánh về nhiều vi phạm tại các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có tình trạng mạo danh bác sĩ bệnh viện...
ĐBQH Tạ Văn Hạ thẳng thắn chỉ ra, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiêu khê, khó khăn khiến cử tri bức xúc, mệt mỏi.
Một bé trai ở Quảng Nam bị chó hoang cắn, tuy nhiên người nhà không đưa đi tiêm phòng mà lại đưa đi chữa ở thầy lang dẫn đến tử vong.
Theo một nghiên cứu ở Trung Quốc, người lớn tuổi gặp vấn đề về thị lực, thính lực có thể phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
Các "địa chỉ đen" này thường được chủ cơ sở sử dụng cung cấp dịch vụ làm đẹp trái phép, khi bị xử lý liền "lột xác" để tiếp tục hoạt động.
Để phòng ngừa thiếu canxi, cha mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ thông qua chế độ ăn uống cân bằng, giàu canxi như hải sản, trứng, sữa.
Cùng trò chuyện với TS Thị Nam Phương để tìm hiểu rõ hơn hành trình gắn kết y tế với cộng đồng mà nữ thạc sĩ 9x tài năng đang theo đuổi.
Dinh dưỡng từ thực vật đang dần được lan tỏa vì nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe lẫn sắc đẹp, đặc biệt là đối với nữ giới.