PNO - Tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2, có những em bé vừa lọt lòng mẹ đã bị bỏ rơi. Các bé sống trong tình yêu thương của các bác sĩ, điều dưỡng. Mỗi khi thoáng thấy các cô điều dưỡng, bác sĩ đi ngang qua, các bé hé mắt nhìn, giơ tay đòi ẵm bồng, yêu thương...
|
Những em bé mong chờ gia đình đón về nhà |
![]() |
Sắp tới giờ thăm nuôi, gặp em bé, cha mẹ, người thân của các "thiên thần nhí" đến chờ gặp con đông dần. Tưởng chừng khoa Sơ sinh là nơi nhiều niềm vui, ấm áp nhất, nhưng ở đây có những trẻ vừa sinh ra đã phải mòn mỏi chờ cha mẹ đón về nhà. |
![]() |
Những ngày qua, các bác sĩ, điều dưỡng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM dường như tất bật hơn. Chỉ trong thời gian ngắn, nơi này đón nhận đến 4 em bé sinh non chỉ vài tháng tuổi. Các con khóc ngằn ngặt đòi mẹ, các con chưa đủ lớn để biết mình bị bỏ rơi. |
![]() |
Nghe bé khóc, các cô điều dưỡng liền pha sữa cho con bú, con ngoan và bú rất giỏi. |
![]() |
Bé trai hơn 3 tháng tuổi, bị mẹ bỏ lại bệnh viện từ khi vừa lọt lòng vì sinh non, mắc nhiều biến chứng liên quan đến mắt, hô hấp. Qua thời gian điều trị, bé đã dần ổn định, sức khỏe khá lên. Những khi cảm nhận các cô điều dưỡng, bác sĩ đi ngang qua, con giật mình đòi ẵm bồng. |
![]() |
No sữa, các con ngủ ngon lành chờ cha mẹ đến đón về. Nhiều tháng qua, dù bệnh viện tích cực liên hệ với người nhà theo số điện thoại đăng ký trước đó nhưng đa phần đều không liên lạc được. Cũng có trường hợp người nhà tắt máy ngang khi thấy số điện thoại gọi đến là của bệnh viện. |
![]() |
ThS.BS Nguyễn Thị Kim Nhi - Phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết: "4 bé sinh non bị bỏ lại bệnh viện chỉ mới vài tháng tuổi, vừa biết bú sữa. Lúc trước, ở đây có vài trẻ mắc dị tật bẩm sinh nhưng hiện 7 bé đã được điều trị các bệnh lý liên quan đến sinh non, hiện sức khỏe các bé ổn định, có bé hoàn toàn khỏe mạnh. Có lần, chúng tôi lấy điện thoại cá nhân gọi thử, mẹ của bé bắt máy nhưng vừa nghe giới thiệu đã tắt ngang, dù bệnh viện đã cho biết sẽ không thu phí điều trị của các bé". |
![]() |
Nghe tiếng bác sĩ, bé trai mở mắt nhìn rồi chợt mỉm cười khi bác sĩ Nhi gọi "Con ơi, ăn sữa nha". |
![]() |
Bé Bình (2 tuổi) bị bỏ lại khoa Sơ sinh từ lúc dịch COVID-19 đến nay, bé đẹp trai, thông minh và rất thích cười. Điều dưỡng Bùi Hồng Nga vừa pha sữa cho bé Bình vừa nói: "Bé Bình lớn rồi, biết hết đó, mỗi lần nghe chuông điện thoại reo là bé mở mắt bò lại, dường như rất mong ngóng người thân đến đón. Có một lần, gọi điện thoại cho mẹ bé Bình, chị bắt máy, nhưng chưa nghe hết câu đã tắt rồi. Chúng tôi cũng hay gửi hình của Bình vào Zalo từ số điện thoại của mẹ Bình, mong rằng chị thấy con mình khỏe mạnh, đẹp đẽ sẽ sớm đến đón con về". |
![]() |
Chỉnh lại chiếc gối nằm cho Bình, điều dưỡng Nga cho biết có thể cha mẹ của Bình có khó khăn riêng, nhưng chị rất mong họ sẽ suy nghĩ lại. "Hôm trước có một bé bị bỏ lại đây hơn nửa năm, chúng tôi cứ gọi điện thoại, nhắn nhủ, may mắn, người cha đã đến rước bé về nhà. Hy vọng các con ở đây cũng sớm được về với vòng tay yêu thương của cha mẹ", chị Nga nói. |
![]() |
Bình đang dần lớn, các "mẹ" ở khoa sơ sinh cũng không đặt tên thân mật cho con, để con nhớ cái tên mà mẹ ruột đã đặt cho mình cùng mong ước bình an. |
![]() |
Cũng như Bình, bé Hân (1 tuổi) chỉ có các cô và em gấu bông màu hồng làm bạn. Cứ mỗi lần các cô bác sĩ, điều dưỡng bận việc, bé Hân nằm chơi với em gấu bông. |
![]() |
Em bé ngây thơ đang sống trong tình thương của các cô, các chú khoa sơ sinh. Con còn quá nhỏ để biết vừa chào đời, đã phải "mồ côi". Trung bình cứ mỗi tuần lại có vài bé bị mẹ vội vàng chối bỏ. Các cô điều dưỡng, bác sĩ tại đây vẫn ngày ngày chăm sóc, chữa trị để các con khỏe mạnh và tin rẳng cha mẹ sẽ sớm đến đón bé về. |
![]() |
Tã, sữa, thuốc thang... bệnh viện cùng mạnh thường quân đang bên cạnh bé, nhưng điều mà các bé cần là một mái nhà yêu thương. Các bác sĩ chắc chắn rằng, nếu thấy con mình, các ông bố bà mẹ có thể đón bé về nhà, bệnh viện sẽ không thu viện phí hay tiền chăm sóc các bé trong thời gian qua. |
Tam Nguyên - Phạm An
Chia sẻ bài viết: |
Trên mạng xã hội đang lan truyền trào lưu nguy hiểm dùng máy sấy tóc để trị ho và sơ cứu cho nạn nhân đột quỵ.
Bệnh viện Từ Dũ đã khánh thành khu Hồi sức Sơ sinh chuẩn châu Âu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh.
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển - Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) vừa tiếp nhận một thanh niên 17 tuổi bị nhồi máu não.
Mang thai lần đầu và được mẹ chồng đỡ đẻ tại nhà, cô gái 17 tuổi mất máu nghiêm trọng. Trong khi đó, lượng máu dự trữ của bệnh viện cạn kiệt.
Việc trang bị kiến thức chăm sóc bé một cách tỉ mỉ và phòng ngừa hăm tã là vô cùng quan trọng.
Hiện nay, tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín không có công nghệ tiêm chất làm đầy bằng mỡ non.
Với thông điệp “Chúng tôi mang âm nhạc đến bệnh viện để đổi lấy những nụ cười”, các ca sĩ đã giúp bệnh nhân ung thư nở nụ cười giòn tan.
Bằng cách kết hợp liệu pháp trúng đích và liệu pháp miễn dịch trước phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân đã giúp người bệnh "hạ giai đoạn" ung thư.
Những cơn mưa bất chợt vào chiều tối và sáng sớm đã tạo điều kiện thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi, phát triển và truyền bệnh.
Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đã phẫu thuật thay khớp háng cho 3 cụ ở tuổi 90, 100, trong đó có 1 cụ ông 104 tuổi.
Đau bụng dữ dội, đi ngoài liên tục từ 25 – 26 lần/ngày, người phụ nữ phải nhập viện vì nguyên nhân xuất phát từ việc nuôi thú cưng.
Khi đang bơm bóng, bình khí hydro phát nổ khiến người đàn ông bị thương nặng, rơi vào hôn mê.
Để giữ ấm và cải thiện sức khỏe, người phụ nữ ở Thái Bình bị hoại tử chân nghiêm trọng.
Dù bạn ở độ tuổi nào, tập thể dục cũng là nền tảng để có bộ não và cơ thể khỏe mạnh.
Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người đang vui vẻ, hứng khởi trở nên uể oải, chán nản, buồn bã không rõ nguyên nhân.
Nhờ chụp CT phổi liều thấp hằng năm, cụ ông 73 tuổi có hơn 50 năm hút thuốc lào được phát hiện khối u phổi...
Xét nghiệm PAC-MANN có thể phân biệt chính xác bệnh nhân ung thư tuyến tụy với người khỏe mạnh và những người có vấn đề về tuyến tụy.
Một số thực phẩm có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa, một số khác lại thúc đẩy lão hóa nhanh hơn.