PNO - Hơn 200.000 liều vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên về tới Việt Nam vào ngày 23/2 tới, vậy ai không nên tiêm?
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chấp thuận cho Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu 204.000 liều vắc-xin COVID-19 AstraZeneca về Việt Nam. Việt Nam là một trong các quốc gia nằm trong danh sách được tài trợ vắc-xin giai đoạn đầu tiên theo chương trình COVAX (do Liên minh vắc-xin Gavi và Tổ chức Y tế Thế giới điều hành).
Số lượng vắc-xin dự kiến Việt Nam sẽ được nhận là từ 4.886.400 liều đến 8.253.600 liều, trong đó 25% – 35% số liều sẽ được cung cấp trong quý 1 và 65% – 75% trong quý 2 năm 2021. Hiện vắc-xin này đã được cấp phép lưu hành 1 năm hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Philippines, Thái Lan, Anh, Việt Nam và một số quốc gia khác. Vắc-xin AstraZeneca có thể được lưu trữ, vận chuyển và xử lý ở điều kiện lạnh thông thường (2 - 8 độ C) trong ít nhất 6 tháng, cho phép sử dụng dễ dàng trong điều kiện cơ sở y tế hiện có.
Vắc-xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca là loại vắc-xin ngừa SARS-CoV-2, được đồng phát triển bởi Đại học Oxford (Anh) và Hãng dược AstraZeneca. Liều lượng khuyến cáo là tiêm bắp hai liều (mỗi liều 0,5ml) với khoảng cách từ 8 đến 12 tuần.
Những trường hợp nào nên tiêm vắc-xin COVID-19?
- Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao, người từ 65 tuổi trở lên nên được ưu tiên tiêm trước vì nguồn cung cấp vắc-xin còn hạn chế.
- Người có bệnh lý nền đi kèm dễ bị biến chứng nặng khi mắc COVID-19 bao gồm: người bị béo phì, mắc bệnh tim, các bệnh hô hấp và tiểu đường.
- Người nhiễm HIV, các bệnh tự miễn hoặc những người bị suy giảm miễn dịch là đối tượng được khuyến cáo có thể tiêm ngừa sau khi nhận được thông tin và tư vấn kỹ.
- Người từng mắc COVID-19 cũng có thể nên tiêm vắc-xin. Tuy nhiên nên trì hoãn việc tiêm vắc-xin đến 6 tháng kể từ lúc bị nhiễm SARS-CoV-2 để nhường lại cho những người khác có thể cần vắc-xin khẩn cấp hơn.
- Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc-xin nếu họ thuộc nhóm được ưu tiên.
- Phụ nữ mang thai có thể được tiêm chủng nếu bác sĩ so sánh giữa lợi ích và rủi ro của việc tiêm chủng vắc-xin.
Những trường hợp nào không nên tiêm?
- Những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin không nên dùng.
- Người dưới 18 tuổi cần chờ kết quả của các nghiên cứu sâu hơn. Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắc-xin và đã khuyến nghị cấp phép lưu hành có điều kiện cho những người từ 18 tuổi trở lên.
Phạm An
Khoảng 400 triệu người trên toàn thế giới đã mắc COVID-19 kéo dài
COVID-19 khiến tỉ lệ tử vong ở Úc tăng cao
Tổng thống Biden xét nghiệm dương tính COVID-19
Bộ Y tế yêu cầu rà soát đối tượng tiêm chủng vắc xin COVID-19
AstraZeneca thu hồi vắc xin COVID-19 trên toàn cầu
Chia sẻ bài viết: |
ĐBQH Nguyễn Tri Thức đề xuất cấm dùng hóa chất sai mục đích gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, điển hình như việc sử dụng khí N2 làm bóng cười.
Khẳng định rượu bia ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng, Bộ trưởng Bộ Y tế tán thành đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này lên 100%.
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới, chiếm tỷ lệ hơn 50% trong tổng số các căn bệnh gây mất thị lực vĩnh viễn.
Sởi là bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, vì vậy mà người lớn dễ chủ quan, ít quan tâm. Tuy nhiên, sởi cũng có thể nguy hiểm với người lớn.
Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường rất quan tâm khi nghe nói mình bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Chiều 21/11, với đại đa số ĐBQH biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Sáng 21/11/2024, tại Hội trường T45, Đại học Thủy Lợi, chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” chính thức được phát động.
Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, hoặc có khối u ở tử cung có nguy cơ tử vong trước tuổi 70...
Sau khi tập luyện với cường độ cao, nam huấn luyện viên thể hình bị khó thở, đau tức ngực và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn lo âu hoảng sợ hay stress cấp tính làm cho người bệnh cảm thấy hoảng loạn.
Người đàn ông lái máy xúc (36 tuổi) ở Thanh Hóa phải thở máy, lọc máu liên tục sau nhiều ngày sốt cao không giảm.
Bé gái 10 tuổi ở Phú Thọ nhập viện trong tình trạng men gan tăng cao gấp 70 lần so với bình thường bởi hội chứng hiếm gặp và nguy hiểm.
Sau khi Báo Phụ nữ TPHCM đăng tải loạt bài viết "Hãi hùng nước sinh hoạt ở chung cư", cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra.
Lãnh đạo TP cho phép Sở Y tế thành lập Hội đồng thẩm định phương án giá gồm thành viên là đại diện của Sở Y tế, Sở Tài chính, BHXH TP...
Đây là chỉ tiêu mà Bộ Y tế đặt ra đến năm 2025 nhằm phòng, chống kháng thuốc.
Khi bác sĩ của bệnh viện tới cấp cứu, bé trai 7 tuổi (Phú Thọ) bị cửa cuốn kẹp vào cổ đã ngừng tuần hoàn.
Ngày 18/11, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân nguy kịch vì mất nửa lượng máu trong cơ thể do bệnh sốt xuất huyết.
Trước thực trạng quản lý, kiểm định nước sinh hoạt ở chung cư còn nhiều bất cập khiến chất lượng nước chưa bảo đảm, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp.