Ngày 19/5, về Tuyên Quang thăm nơi Bác Hồ từng sống và làm việc

19/05/2022 - 06:20

PNO - Xã Tân Trào nằm ở đông bắc huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), nơi đây gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.

Đến với Tân Trào (huyện Sơn Dương), ai cũng sẽ được người dân địa phương giới thiệu về căn lán nhỏ, đơn sơ trong rừng Nà Nưa - nơi Bác Hồ đã ở, làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945. 

Tại lán Nà Nưa, Bác đã chỉ thị thành lập khu giải phóng gồm 6 tỉnh Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn - Hà Giang - Tuyên Quang - Thái Nguyên. Thống nhất các lực lượng vũ trang lại là Quân giải phóng.

Lán Nà Nưa nằm trong khu rừng Nà Nưa, thuộc dãy núi Hồng (lán do Bác trực tiếp đi chọn địa điểm). Lán dài 4,2m, rộng 2,7m, chia làm 2 gian nhỏ (có vách ngăn giữa 2 gian): Gian ngoài rộng 1,97m, dài 2,7m là nơi Bác Hồ làm việc và tiếp khách; gian phía trong rộng 2,1m, dài 2,7m là nơi Bác nghỉ ngơi.
Lán Nà Nưa nằm trong khu rừng Nà Nưa, thuộc dãy núi Hồng. Lán dài 4,2m, rộng 2,7m, chia làm 2 gian nhỏ (có vách ngăn giữa 2 gian). Gian ngoài rộng 1,97m, dài 2,7m là nơi Bác làm việc và tiếp khách. Gian phía trong rộng 2,1m, dài 2,7m là nơi Bác nghỉ ngơi.
Lán Nà Nưa nằm kín đáo dưới các tán cây rậm rạp, bảo đảm bí mật và đáp ứng được yêu cầu của Bác đề ra: Gần nước, gần dân, xa quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái.
Lán Nà Nưa nằm kín đáo dưới các tán cây rậm rạp, bảo đảm bí mật và đáp ứng được yêu cầu của Bác đề ra: gần nước, gần dân, xa quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái. 
Lán Nà Nưa được dựng theo kiểu nhà sàn của người miền núi, quay theo hướng Đông Tây, có 6 cột gỗ chôn xuống đất, không có vì kèo, mái lợp lá cọ.
Lán được dựng theo kiểu nhà sàn của người miền núi, quay theo hướng Đông Tây, có 6 cột gỗ chôn xuống đất, không có vì kèo, mái lợp lá cọ.
Lán được dựng theo kiểu nhà sàn của người miền núi. Xung quanh lán được thưng bằng vách nứa đan nong mốt, nửa phía trên vách đan để chừa những ô thoáng nhỏ để lấy ánh sáng.
Xung quanh lán được thưng bằng vách nứa đan nong mốt, nửa phía trên vách đan để chừa những ô thoáng nhỏ lấy ánh sáng. 
Mặt sàn bằng phên nứa đan nong mốt. Phía dưới, đầu sàn của lán là phiến đá rộng và phẳng, nơi Bác thường ngồi làm việc, đánh máy chữ mỗi khi trời tối.
Mặt sàn bằng phên nứa đan nong mốt. Phía dưới, đầu sàn của lán là phiến đá rộng và phẳng, nơi Bác thường ngồi làm việc, đánh máy chữ mỗi khi trời tối.
Căn lán nhỏ nơi Bác Hồ từng ở và làm việc từ tháng 5 đến tháng 8/1945. Từ căn lán nhỏ đơn sơ - lán Nà Nưa, Bác Hồ đã vạch đường chỉ lối cho toàn dân tộc, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử vĩ đại: Dân tộc Việt Nam chấm dứt những ngày tháng nô lệ lầm than, bước sang kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Bác từng ở và làm việc trong căn lán nhỏ này từ tháng 5 đến tháng 8/1945.

Cùng với lán Nà Nưa, ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự, chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập), xã Tân Trào (huyện Sơn Dương) là địa điểm được rất nhiều người đến tìm hiểu lịch sử và vãn cảnh thiên nhiên.

Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự  chính là nơi Bác Hồ ở khi Người từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào từ ngày 21/5 đến cuối tháng 5/1945. Bác đã ở đây trước khi rời lên lán Nà Nưa.
Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự là nơi Bác ở khi Người từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào từ ngày 21/5 đến cuối tháng 5/1945. Bác đã ở đây trước khi rời lên lán Nà Nưa.
Ngôi nhà lịch sử này hiện được gìn giữ vẹn nguyên, chỉ khác là được con, cháu trong gia đình tu sửa vững chãi, dọn dẹp khang trang, sạch đẹp hơn. Đến nay, ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử cách mạng mà còn là nơi đón khách tham quan, dừng chân mỗi khi về Tân Trào.
Ngôi nhà lịch sử này hiện được gìn giữ vẹn nguyên, chỉ khác là được con, cháu trong gia đình tu sửa vững chãi, dọn dẹp khang trang, sạch đẹp hơn. Đến nay, đây không chỉ là di tích lịch sử cách mạng mà còn là nơi đón khách tham quan, dừng chân mỗi khi về Tân Trào.

Đến với Tuyên Quang, du khách không thể bỏ lỡ cây đa Tân Trào tại làng văn hóa Tân Lập.

Nằm trên vùng đất địa linh, sánh đôi cùng với rất nhiều di tích lịch sử thiêng liêng khác, cây đa Tân Trào là cây cổ thụ nằm ở đầu làng Kim Long, nay là thôn Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương). 

Cây đa Tân Trào là “biểu tượng" của thủ đô Kháng chiến và là niềm tự hào của người dân Tuyên Quang. Cây đa đã đi vào thơ, vào nhạc và “ăn sâu” trong tâm tưởng người Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945. Nhằm phát huy giá trị lịch sử, tỉnh Tuyên Quang không ngừng nỗ lực thực hiện các giải pháp để chăm sóc, bảo tồn cây đa Tân Trào lịch sử.

cây đa Tân Trào là cây cổ thụ nằm ở đầu làng Kim Long, nay là thôn Tân Lập, xã Tân Trào
Cây đa Tân Trào là cây cổ thụ nằm ở đầu làng Kim Long, nay là thôn Tân Lập, xã Tân Trào.
 Cây đa Tân Trào lịch sử có từ rất lâu (khoảng hơn 300 năm), do vậy hình ảnh cây đa đã in sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ người dân Tân Trào.
Cây đa Tân Trào lịch sử có từ rất lâu (khoảng hơn 300 năm), do vậy hình ảnh của nó đã in sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ người dân Tân Trào.
Cây đa Tân Trào gồm hai cây mọc cách nhau chừng 10 mét, người dân địa phương vẫn quen gọi dân dã là cây đa ông và cây đa bà. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, năm 1993, cây đa ông bị bão làm gẫy đổ, chỉ còn lại một nhánh nhỏ. Cây đa bà cũng dần có những dấu hiệu xấu, lá ngả vàng, một số ngọn bị chết. Đến năm 2008, cây đa Tân Trào chỉ còn sót lại duy nhất một cành hướng Đông Bắc của “cây đa bà” còn sống nhưng là phát triển không tốt, phần rễ chính của cây gần như đã chết. Năm 2008, UBND tỉnh đã có phương án chăm sóc, phục hồi cây đa Tân Trào, trước đó, đã có nhiều cây con được trồng quanh cây đa bà để bảo tồn quần thể này.
Cây đa Tân Trào gồm hai cây mọc cách nhau chừng 10 mét, người dân địa phương vẫn quen gọi là cây đa ông và cây đa bà. Năm 1993, cây đa ông bị bão làm gãy đổ, chỉ còn lại một nhánh nhỏ. Cây đa bà cũng dần có những dấu hiệu xấu, lá ngả vàng, một số ngọn bị chết. Đến năm 2008, cây đa Tân Trào chỉ còn sót lại duy nhất một cành hướng Đông Bắc của “cây đa bà” còn sống nhưng phát triển không tốt, phần rễ chính của cây gần như đã chết. Năm 2008, UBND tỉnh đã có phương án chăm sóc, phục hồi cây đa Tân Trào, trước đó, đã có nhiều cây con được trồng quanh cây đa bà để bảo tồn quần thể này.

Ngọc Linh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI