Tối 10/11, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 7.930 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 7.918 ca ghi nhận trong nước (giảm 211 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 3.999 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TPHCM (1.414), Đồng Nai (848), Bình Dương (627), An Giang (450), Tây Ninh (435), Tiền Giang (396), Kiên Giang (327), Sóc Trăng (298), Bình Thuận (287), Đồng Tháp (274), Bạc Liêu (234), Bà Rịa - Vũng Tàu (191), Đắk Lắk (181), Cà Mau (180), Vĩnh Long (157), Cần Thơ (139), Long An (132), Bình Phước (131), Khánh Hòa (122), Hà Giang (94), Bến Tre (87), Hà Nội (80), Trà Vinh (74), Hậu Giang (63), Gia Lai (61), Quảng Ngãi (57), Nghệ An (51), Ninh Thuận (50), Phú Thọ (45), Hà Tĩnh (44), Bình Định (39), Bắc Giang (36), Đắk Nông (36), Thanh Hóa (33), Nam Định (29), Đà Nẵng (26), Bắc Ninh (23), Hưng Yên (23), Quảng Nam (19), Hải Dương (18), Phú Yên (16), Quảng Bình (13), Kon Tum (11), Quảng Trị (11), Lạng Sơn (9), Tuyên Quang (8 ), Điện Biên (6), Hà Nam (6), Thừa Thiên - Huế (6), Ninh Bình (5), Vĩnh Phúc (4), Cao Bằng (2), Thái Nguyên (2), Lai Châu (2), Yên Bái (2), Hòa Bình (1), Bắc Kạn (1), Hải Phòng (1), Thái Bình (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (giảm 274), Hà Nội (giảm 188), An Giang (giảm 107). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (tăng 194), Tiền Giang (tăng 189), TPHCM (tăng 138).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 7.596 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 992.735 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.076 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) có 987.758 ca. Trong ngày, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.254 người, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 844.054. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.620 ca, trong đó có 13 ca chạy ECMO.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 9/11 có 1.646.940 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 93.962.665 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 62.806.992 liều, tiêm mũi 2 là 31.155.673 liều.
Hoạt động chống dịch của ngành y tế
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông y tế về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2023 theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.
- Phê duyệt có điều kiện vắc xin Covaxin (Ấn Độ) cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (Nghị định 54/2017/NĐ-CP).
- Chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, lập danh sách người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin để tổ chức tiêm chủng theo quy định; Tổ chức tiêm chủng ngay cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 ở nước ngoài theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế khi đến lịch tiêm mũi 2, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin, an toàn và hiệu quả.
- Tại TPHCM, bổ sung thêm 33 trạm y tế lưu, gồm: Quận 12 (20 trạm), Bình Chánh (8 trạm), Hóc Môn (4 trạm), Bình Tân (1 trạm). Trước đó, Thành phố cũng đã yêu cầu kích hoạt 40 trạm y tế lưu động tại huyện Hóc Môn.
- Tại TP. Hà Nội, dự kiến triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, thời gian triển khai tiêm dự kiến vào quý 4/2021 tới quý 1/2022. Thành phố sẽ tổ chức tiêm chủng ngay khi tiếp nhận vắc xin và tùy theo tiến độ cung ứng của Bộ Y tế. Mục tiêu là trên 95% trẻ 12-17 tuổi đủ điều kiện được tiêm đủ 2 mũi.
Thành phố sẽ lập các điểm tiêm chủng lưu động ở trường học (bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông, trường giáo dục thường xuyên; các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm bảo trợ xã hội có nuôi dưỡng trẻ 12-17 tuổi...), và các điểm lưu động khác. Trẻ cũng có thể tiêm tại Trạm Y tế hoặc điểm tiêm chủng, tiêm vét cho nhóm bị tạm hoãn tại trường và trẻ không đi học.
- Tỉnh Bắc Ninh thành lập Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 số 1 (Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 1) với quy mô 2.500 giường nhằm ứng phó với dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
79 bệnh nhân COVID-19 tử vong
Bộ Y tế cho biết ghi nhận thêm 79 ca tử vong tại TPHCM (43), Bình Dương (9), Long An (4), Tiền Giang (4), An Giang (4), Đồng Nai (3), Đắk Lắk (2), Tây Ninh (2), Kiên Giang (2), Bạc Liêu (2), Khánh Hòa (1), Bình Thuận (1), Vĩnh Long (1), Cần Thơ (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 69 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.765 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bột, nước thông cống là sản phẩm quen thuộc với nhiều gia đình, nhưng trong các sản phẩm này có hóa chất rất mạnh, gây ra không ít trường hợp bỏng nặng.
Điều trị táo bón cho trẻ phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh. Điều trị nội khoa thường được áp dụng trước, nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.