Ngành thời trang nhanh đang làm "nghẹt thở" châu Phi

05/11/2022 - 18:42

PNO - Ngành công nghiệp thời trang nhanh tạo ra 100 tỷ sản phẩm may mặc mỗi năm, nhưng chỉ tái chế trên 1% trong số đó.

Các khu vực của châu Phi đang chết chìm trong hàng triệu quần áo đã qua sử dụng mà ngành công nghiệp thời trang nhanh xuất xưởng mỗi năm - mặc dù những tên tuổi lớn như H&M và Zara đã cam kết sẽ tái chế quần áo đã qua sử dụng.

H&M, một công ty vi phạm lớn trong ngành, sản xuất 3 tỷ sản phẩm may mặc mỗi năm nhưng chỉ tái chế khoảng 10% trong số đó. Phần còn lại được chuyển đến những nơi như Accra, thủ đô của Ghana, nơi có rất nhiều quần áo đã qua sử dụng tràn ngập trên các con sông.

Các khu vực của châu Phi đang chìm trong hàng triệu sản phẩm may mặc đã qua sử dụng mà ngành công nghiệp thời trang nhanh xuất xưởng mỗi năm. Trong ảnh là một cộng đồng đánh cá của Jamestown ở Accra, nơi các bãi biển được bao phủ bởi quần áo cũ bỏ đi
Các khu vực của châu Phi đang chìm trong hàng triệu sản phẩm may mặc đã qua sử dụng mà ngành công nghiệp thời trang nhanh xuất xưởng mỗi năm. Trong ảnh là một làng đánh cá của Jamestown ở Accra, nơi các bãi biển được bao phủ bởi quần áo cũ bỏ đi
Đường phố Ghana tràn ngập hàng may mặc cũ
Đường phố Ghana tràn ngập hàng may mặc cũ

Theo báo cáo của Bloomberg, ngành công nghiệp thời trang nhanh - vốn là ngành bền vững với môi trường chưa đến 50% đã sản xuất tổng cộng 100 tỷ mỗi năm và chỉ tái chế 1%.

Hàng chục quốc gia châu Phi đã hy vọng việc nhập khẩu những quần áo này nhưng cuối cùng không thể vì chất lượng quá kém nên quần áo không thể mặc được. Kết quả là, rất nhiều bãi rác vải cao ngút ngàn mọc lên do nhiều lớp quần áo bỏ đi xếp chồng lên nhau.

H&M, một công ty vi phạm lớn trong ngành, chỉ sản xuất ba tỷ sản phẩm may mặc mỗi năm và chỉ tái chế khoảng 10% trong số đó - phần còn lại được chuyển đến những nơi như Accra
H&M, một công ty vi phạm lớn trong ngành, sản xuất ba tỷ sản phẩm may mặc mỗi năm và chỉ tái chế khoảng 10% trong số đó - phần còn lại được chuyển đến những nơi như Accra

Theo ABC hơn 15 triệu hàng may mặc đã qua sử dụng từ Anh, Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc  được đưa vào các nước châu Phi.  Trong đó, ít nhất 40% là chất lượng kém, khiến chúng trở nên vô giá trị và cuối cùng được gửi thẳng đến các bãi chôn lấp đang tràn vào các khu vực đông dân cư.

Theo thống kê, mỗi năm có hơn 100 tỷ sản phẩm may mặc được sản xuất trên toàn thế giới và 85% trong số đó được vứt vào bãi rác hoặc thiêu hủy. 

Theo báo cáo, người Mỹ trung bình vứt đi gần 32 kg quần áo và các loại hàng dệt khác mỗi năm. Và số lượng họ mua được ước tính tăng lên 63% vào năm 2030. 

Lý do những bộ quần áo này bị loại bỏ là vì chúng quá kém chất lượng để mặc
Lý do những bộ quần áo này bị loại bỏ là vì chúng quá kém chất lượng để mặc

Trọng Trí (theo Bloomberg)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI