Người Việt Nam mà. Đánh trúng nhu cầu của khách, các tour du lịch bao giờ cũng dành một phần thời gian đáng kể để ghé vào các nơi bán hàng. Mở được hầu bao của khách thì hướng dẫn viên cũng có khá tiền hoa hồng.
Với nhiều người, du lịch chỉ là dịp mua sắm (ảnh minh họa)
Có lần tôi cắc cớ hỏi một cậu hướng dẫn viên bên Thái Lan (gốc Việt), với số lượng cao hổ cốt bày bán ở đây thì quốc gia này phải có một ngành chăn nuôi hổ cực kỳ phát đạt phải không? Cậu ta chỉ cười thay cho lời đáp. Không biết thông tin từ đâu mà từ Thái Lan, Malaya đến Trung Quốc, Hàn Quốc khắp nơi đều giới thiệu bán thuốc tráng dương bổ thận cho khách du lịch Việt Nam. Cũng có người mua, nhiều là đằng khác. Họ nói mua tặng phụ thân, nhạc phụ, sếp hay sư phụ, sư huynh gì đó. Một thời gian sau gặp lại tôi hỏi mấy món thuốc ấy hiệu quả ra sao? Có người trả lời uống ít quá nên không biết? Có người nói thật về nhà bỏ đó không dám tặng ai cả vì suy nghĩ lại lời quảng cáo vô căn cứ sao có thể uống được.
Rất nhiều lần đi tham quan theo tour, tôi từng bực bội khi phải ngồi chờ trước cửa một nơi mua bán nào đó vì khách trong đoàn mải mê mua sắm. Trong khi nội dung chính của chương trình chính là phần sau, còn mua tỳ hưu, thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm… chỉ là tiện đường nên sắp nó lên trước. Rốt cuộc chỉ còn một ít thời gian ghé qua, chỉ đủ để check in tại thắng cảnh. Đối với nhiều khách du lịch, thế là đủ. “Di Hòa viên ư? À, vườn nghỉ ngơi mùa hè của bà Thái hậu nào đó bên Tàu. Đài phun nước ư? Nhìn một cái để biết thôi, cái nào cũng vậy. Để xem, còn mấy người chưa có quà. Mai lại yêu cầu hướng dẫn viên ghé chỗ nào đó để mua cho đủ.”
Nhiều lúc bạn sắp xếp được chuyến đi và biết rằng chỉ có một lần trong đời để tận mắt nhìn thấy những danh lam, thắng cảnh mà bạn từng mơ ước chứng kiến từ nhỏ. Vậy mà bạn phải ngồi chờ 3, 4 tiếng đồng hồ để ai đó mua bán những món hàng có thể tìm mua tại Việt Nam. Nhưng người ta không tin. Phải tự mình mua, đúng tại nước ngoài mới là hàng thật, giá rẻ, và tặng nhau mới quý. Bạn không thể phản đối hướng dẫn viên, vì các thành viên trong đoàn có yêu cầu mua sắm và hơn nữa chương trình tham quan đầy đủ các hạng mục đã cam kết.
Các bạn trẻ bây giờ không thích đi du lịch theo tour là vì vậy. Những ai không muốn du lịch bụi và không muốn dính vào nạn mua sắm có lẽ trước mỗi chuyến đi phải tìm những người đồng điệu để đồng hành và bàn bạc kỹ lưỡng với các công ty du lịch chương trình tham quan. Các công ty du lịch cũng đừng để mất khách chỉ vì làm tour theo kiểu dẫn khách đi mua quà là chính.
Tinh giản và chống phình to biên chế rất cần cơ chế phân cấp, phân quyền, cá nhân chịu trách nhiệm. Cần hệ thống đánh giá công việc công bằng, thiết thực.