“Ngàn năm áo mũ” không chỉ là lịch sử trang phục Việt Nam

21/09/2013 - 17:40

PNO - PNO - Hình ảnh, tư liệu và cuốn sách Ngàn năm áo mũ của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đã được giới thiệu với công chúng TP.HCM qua chương trình “Cà phê thứ bảy” sáng 21/9, tại Trung Nguyên Coffee, 19B Phạm Ngọc Thạch, Q.3. Gần 100...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết, anh mất 3 năm để thu thập tư liệu cho cuốn sách. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu - Viện phó Viện nghiên cứu và phát triển TP.HCM, người chủ trì và dẫn chương trình, nhận xét: “Khối lượng tư liệu trong cuốn sách không chỉ được thu thập trong 3 năm mà phải được tích lũy từ lâu sau quá trình Đức học đại học ở Bắc Kinh. Tư liệu quý không chỉ tổng hợp, đúc kết từ sử liệu mà còn là kết quả điền dã thu thập văn hóa vật thể để thể hiện một phần trang phục của cha ông ta”.

“Ngan nam ao mu” khong chi la lich su trang phuc Viet Nam

Buổi ra mắt tác giả, tác phẩm Ngàn năm áo mũ của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức

Nói về những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức chia sẻ: “Tư liệu sử nếu không có vật thể chứng minh thì chỉ có ý nghĩa suy diễn của người viết sử. Để đảm bảo tính thuyết phục, tôi giới hạn nghiên cứu của mình trong giai đoạn từ 1009 - 1945, thời kỳ còn tương đối nhiều các vật thể minh chứng cho các sử liệu lưu trữ. Tôi đã đi khắp miền Bắc vào đến khu vực miền Trung để tìm hiểu văn hóa trang phục Việt xưa qua tượng, tranh…May mắn đã tìm được rất nhiều tranh chân dung ở nhà thờ Họ từ thời Lê thế kỷ 17, 18…giúp Ngàn năm áo mũ thêm phong phú và thuyết phục”.

“Ngan nam ao mu” khong chi la lich su trang phuc Viet Nam

Nhiều bạn trẻ tham gia chương trình chia sẻ, trao đổi ý kiến với tác giả Trần Quang Đức 

Trần Quang Đức cũng cho biết, Ngàn năm áo mũ ngoài phần Tổng quan là phần khảo về trang phục thời Lý, Trần, Hồ, Lê, Tây Sơn, Nguyễn… đã có những sự thay đổi cải cách như thế nào.
Trong bối cảnh lịch sử 10 thế kỷ đó, các nước sử dụng chữ tượng hình, thuần phục Trung Hoa chỉ dám xưng Vương thì Đại Việt từ thời Lý - Trần - Lê - Nguyễn luôn xưng đế. Thời đó, thiên tử Trung Hoa mặc hoàng bào, vua các nước chư hầu chỉ mặc màu đỏ thì đời vua nào của Việt Nam cũng mặc áo bào màu vàng, thể hiện sự ngang hàng, đối đẳng.

“Ngan nam ao mu” khong chi la lich su trang phuc Viet Nam

Trần Quang Đức mất 3 năm để thu thập tư liệu cho cuốn sách Ngàn năm áo mũ 

Trước một số ý kiến về sự tương đối giống nhau ở trang phục của Việt Nam và Trung Quốc qua các thời kỳ, TS Nguyễn Thị Hậu cho rằng: Trước đây, về 10 thế kỷ đầu công nguyên trong các bộ sử của chúng ta thường dùng tiêu đề thời kỳ Bắc thuộc, đến những năm 70 ta lại đổi là thời kỳ chống Bắc thuộc. Những năm 80 khái quát chính xác hơn: thời kỳ đấu tranh giành độc lập tự chủ. Tuy nhiên, chỉ mới nhìn thấy một khía cạnh lịch sử Việt Nam là đấu tranh giành độc lập, tự chủ qua các cuộc khởi nghĩa ở 10 thế kỷ để xưng đế, xưng vương. Còn Ngàn năm áo mũ cho ta biết thêm một khía cạnh nữa về khẳng định quyền độc lập tự chủ của mình qua trang phục. Không phải cái gì giống cũng là chúng ta bắt chước hay thấp kém, mà phụ thuộc việc chúng ta ứng xử như thế nào, biểu hiện qua các sự kiện lịch sử. Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Đức có những tư liệu rất rõ các kiểu dáng trang phục qua từng giai đoạn lịch sử từ 1009-1945, thể hiện đây là tư liệu quan trọng có ý nghĩa văn hóa lịch sử.

“Ngan nam ao mu” khong chi la lich su trang phuc Viet Nam

Một góc trưng bày hình ảnh của công trình Ngàn năm áo mũ

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn chia sẻ: qua Ngàn năm áo mũ ông hiểu biết thêm nhiều vấn đề. Buổi giới thiệu sách không chỉ xoay quanh kiến thức lịch sử trang phục mà còn giúp người tham dự, nhất là các bạn trẻ được bổ sung, đào sâu hơn về kiến thức lịch sử. “Ngàn năm áo mũ” không chỉ khảo về áo mũ ngàn năm, mà còn là những dữ liệu minh chứng về tinh thần tự chủ của dân tộc.

PHƯƠNG CHI (ảnh: Ngọc Đỗ)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI