Ngân hàng có còn an toàn khi gửi tiền tiết kiệm?

26/02/2018 - 11:00

PNO - Sau sự cố 245 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm của bà Chu Thị Bình bỗng dưng bị “bốc hơi” tại Eximbank, NHNN đã yêu cầu các NH nghiêm túc triển khai thực hiện việc đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm.

Điều này, một lần nữa cho thấy, tại nhiều NH đang diễn ra không ít hoạt động gây bất lợi cho khách hàng gửi tiền. 

Các nguyên tắc không được tuân thủ

Thời gian qua có nhiều trường hợp tiền trong tài khoản, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng bỗng dưng bị “bốc hơi” mà nguyên nhân được cho là có liên quan đến chữ ký và sự dễ dãi trong quá trình mở tài khoản tại các NH. 

Theo quy định, khách hàng phải gửi tiền trực tiếp tại quầy để có camera theo dõi và dễ xử lý khi gặp rủi ro. Quy định là vậy nhưng một số trường hợp khách hàng vẫn được nhân viên NH “hỗ trợ” mở tài khoản tiền gửi mà không cần phải đến NH. 

Ngan hang co con an toan khi gui tien tiet kiem?
Ngân hàng cần phải rà soát lại quy trình mở thẻ để đảm bảo an toàn tiền gửi.

Pháp luật cũng quy định nếu là người đại diện hay người được ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền, nhưng thực tế có NH đã tùy tiện trong việc lưu chữ ký mẫu của người đại diện mà không cần đối chiếu với chữ ký thực, hồ sơ cứ gửi đến NH qua bưu điện là được giải quyết. 

Cũng theo nguyên tắc, tất cả NH đều không chấp nhận và luôn khuyến cáo khách hàng vay tiền hoặc gửi tiền không được ký khống vào bất kỳ loại giấy tờ nào có liên quan đến giao dịch.

Tuy nhiên do áp lực chỉ tiêu, cạnh tranh nên những nguyên tắc ấy không còn được tuân thủ. Đã từng có nhân viên NH đến tận nhà mở tài khoản tiền gửi cho khách, yêu cầu khách hàng ký khống vào giấy gửi tiền để thủ tục được mau lẹ.

Theo quy định, nếu tiền gửi của khách hàng bị thất thoát, NH phải có trách nhiệm bồi thường, hoặc khách hàng có quyền khởi kiện yêu cầu NH đền bù số tiền thất thoát cho mình.

Nhưng trên thực tế, khách hàng khi bị mất tiền gửi phải chịu nhiều thiệt thòi. 

Việc ký khống vào giấy gửi tiền có thể dẫn đến khách hàng bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền nếu như một cán bộ NH nào đó điền tên mình vào. Và trường hợp khách hàng mất hàng chục tỷ đồng vì ký khống vào giấy gửi tiền, giấy rút tiền, ủy nhiệm chi… đã từng xảy ra.  

Ngoài ra, cũng do chiều lòng khách mà việc quản lý chữ ký tại các NH trở nên lỏng lẻo. Theo quy định, khách hàng phải ký giống chữ ký mẫu mới được rút tiền, nhưng vì chiều khách, các NH đã bỏ qua nguyên tắc này.  

Rà soát lại quy trình mở tài khoản và công tác cán bộ 

Theo quy định, nếu tiền gửi của khách hàng bị thất thoát, NH phải có trách nhiệm bồi thường, hoặc khách hàng có quyền khởi kiện yêu cầu NH đền bù số tiền thất thoát cho mình. Nhưng trên thực tế, khách hàng khi bị mất tiền gửi phải chịu nhiều thiệt thòi.

Theo Luật sư Bùi Minh Nghĩa - Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Luật Hằng Sinh, Đoàn Luật sư TP.HCM, mức đền bù cho khách hàng là giao dịch dân sự, sẽ do hai bên xác nhận và thương lượng. Nếu cảm thấy không thỏa đáng, khách hàng sẽ khởi kiện ra tòa và mức bồi thường như thế nào sẽ do tòa án phân xử.

Trường hợp nếu khách hàng bị lợi dụng thì phải chờ điều tra, phần thiệt sẽ thuộc về khách hàng vì chữ ký, con dấu trên giấy ủy nhiệm chi đều có thật. 

Một thực tế khác hiện nay là khi gửi tiền tiết kiệm đa phần khách hàng chỉ quan tâm đến lãi suất mà không quan tâm đến tính pháp lý trong giao dịch. Khách hàng cũng rất mơ hồ và ít khi hỏi kỹ những điều mình còn lơ mơ. Đây cũng là nguyên do dẫn đến nhiều trường hợp tiền trong tài khoản bỗng nhiên bị “bốc hơi”, tiền trong thẻ ATM bị người khác rút...

Tại Việt Nam, các NH đưa ra nhiều lý do để biện minh cho việc đến tận nhà mở tài khoản cho khách hàng, nên đã tạo ra nhiều sơ hở và bất lợi cho khách hàng.

Ngoài rà soát lại quá trình mở tài khoản để xác định đúng chủ nhân của tài khoản, các NH cũng nên xem lại công tác cán bộ, vì đạo đức nghề nghiệp bao giờ cũng gây thiệt hại nặng nề nhất trong ngành NH. 

Các chuyên gia NH khuyên khách hàng cần phải có ý thức về an ninh bảo mật, tôn trọng và tuân thủ đầy đủ quy trình giao dịch với NH để tránh mất tiền.

Theo đó, khách hàng cần phải giao dịch trực tiếp tại quầy và hỏi rõ quy trình thủ tục khi giao dịch; không ký khống bất kỳ chứng từ nào; luôn kiểm tra số dư của mình trong tài khoản; bảo quản sổ tiết kiệm, thẻ tín dụng cẩn thận; duy trì chữ ký ổn định và khó giả mạo; cẩn trọng trong việc rút tiền tại các máy ATM, giao dịch trực tuyến hoặc mua hàng bằng thẻ tín dụng...

Luật sư Bùi Minh Nghĩa cho biết, ở nước ngoài, dù tổ chức hay cá nhân khi mở tài khoản tại NH đều phải thực hiện thủ tục ngay tại NH trong giờ làm việc, điền và ký dưới sự chứng kiến của nhân viên NH.

Tại Việt Nam, các NH đưa ra nhiều lý do để biện minh cho việc đến tận nhà mở tài khoản cho khách hàng, nên đã tạo ra nhiều sơ hở và bất lợi cho khách hàng. Ngoài rà soát lại quá trình mở tài khoản để xác định đúng chủ nhân của tài khoản, các NH cũng nên xem lại công tác cán bộ, vì đạo đức nghề nghiệp bao giờ cũng gây thiệt hại nặng nề nhất trong ngành NH. 

Hoa Lài

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI