Ngắm vẻ đẹp hiện đại của TPHCM sau 46 năm phát triển

30/04/2021 - 15:21

PNO - Sau 46 năm thống nhất đất nước, TPHCM đã đầu tư xây dựng nhiều công trình tạo động lực phát triển, ngày càng nâng cao đời sống người dân.

 

TPHCM hiện nay là đô thị lớn nhất nước, là đầu tàu về kinh tế và đóng góp ngân sách. Năm 2020, thu ngân sách của thành phố đạt thu NSNN đạt 371.384,589 tỷ đồng
TPHCM hiện nay là đô thị lớn nhất nước, là đầu tàu về kinh tế và đóng góp ngân sách. Năm 2020, thu ngân sách của thành phố đạt hơn 371.000 tỷ đồng, chiếm hơn 1/4 tổng thu ngân sách cả nước.
Để tạo động lực phát triển cũng như nâng cao đời sống người dân, trong những năm qua, TPHCM đã đầu tư xây dựng rất nhiều công trình trọng điểm về hạ tầng giao thông, an sinh xã hội
Để tạo động lực phát triển cũng như nâng cao đời sống người dân, trong những năm qua, TPHCM đã đầu tư xây dựng, hoàn thành rất nhiều công trình trọng điểm về hạ tầng giao thông, an sinh xã hội.
Một trong những công trình nổi bật, được người dân thành phố yêu thích là phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1.
Một trong những công trình nổi bật, được người dân thành phố yêu thích là phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1.
Đây là nơi tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật của thành phố, thu hút hàng ngàn người dân lẫn du khách để tham quan, du lịch hay chỉ đơn giản là cùng gia đình dạo mát trong những
Đây là nơi tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật của thành phố, thu hút hàng ngàn người dân lẫn du khách đến tham quan, du lịch hay chỉ đơn giản là cùng gia đình dạo mát, hưởng không khí trong lành thoáng đãng giữa trung tâm nhộn nhịp.
Về hạ tầng giao thông, dự án nâng cấp xa lộ Hà Nội nối trung tâm TPHCM với Thành phố Thủ Đức vừa được thành lập vừa qua đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác. Từ
Về hạ tầng giao thông, dự án nâng cấp xa lộ Hà Nội nối trung tâm TPHCM với TP. Thủ Đức vừa được thành lập, đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác. Từ cung đường trọng điểm nhưng chật chội đông đúc của hơn 10 năm trước, lúc nào cũng nơm nớp lo lắng tai nạn giao thông thì nay xa lộ Hà Nội đã được nâng cấp cực kì rộng rãi, có đường song hành hai bên.
Bên cạnh đó, cùng với các dự án khác đã hoàn thành, đặc biệt là cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây cùng trục đại lộ Mai Chí Thọ - hầm vượt sông Sài Gòn - đại lộ Võ Văn Kiệt
Bên cạnh đó, xa lộ Hà Nội sau khi đã nâng cấp, cùng với các dự án khác đã hoàn thành, đặc biệt là cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, cung đại lộ Mai Chí Thọ - hầm vượt sông Sài Gòn - đại lộ Võ Văn Kiệt tạo nên những trục Đông - Tây hiện đại, được xem là xương sống chính cho giao thông TPHCM nói chung và TP. Thủ Đức vừa mới thành lập nói riêng.
Về chính sách phát triển, dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm là điểm nhấn chính và cũng là tâm huyết nhất qua các thời kì phát triển của TPHCM. được triển khai quy hoạch từ năm 1996, rộng 930 ha nằm bên bờ Đông sông Sài Gòn, cách trung tâm quận 1 chừng 300 m đường chim bay. Đây là khu đô thị hiện đại và mở rộng của TP HCM, được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á.Dự án này đến nay đã cơ bản có diện mạo của một trung tâm kinh tế mới của TPHCM và là động lực phát triển chính của Thành phố Thủ Đức trong những năm tới.
Về chính sách phát triển, dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm là điểm nhấn chính và cũng là tâm huyết nhất qua các thời kì phát triển của TPHCM được triển khai quy hoạch từ năm 1996, rộng 930ha nằm bên bờ đông sông Sài Gòn, cách trung tâm quận 1 qua hầm vượt sông Sài Gòn, được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á. 
Dự án này đến nay đã cơ bản có diện mạo của một trung tâm kinh tế mới của TPHCM và là động lực phát triển chính của Thành phố Thủ Đức trong những năm tới.. Người dân kì vọng, trong tương lai không xa sẽ được nhìn thấy những công trình hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân, xứng tầm thành phố lớn nhất nước dọc hai bên bờ sông Sài Gòn
Dự án này đến nay đã cơ bản có diện mạo của một trung tâm kinh tế mới của TPHCM và là động lực phát triển chính của TP. Thủ Đức trong những năm tới. Người dân kì vọng, trong tương lai không xa sẽ được nhìn thấy những công trình hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân, xứng tầm thành phố lớn nhất nước dọc hai bên bờ sông Sài Gòn.
Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây dài gần 55km, khai thác toàn tuyến vào năm 2015 sau 6 năm thi công với tổng vốn đầu tư 20.600 tỷ đồng. Tuyến đường này giúp rút ngắn khoảng cách từ TP HCM tới Vũng Tàu rất nhiều so với trước. Tốc độ cho phép cao nhất trên cao tốc là 120 km/h, thấp nhất 80 km/h. nối Thành phố Thủ Đức tới
Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây dài gần 55km, khai thác toàn tuyến vào năm 2015 sau 6 năm thi công với tổng vốn đầu tư 20.600 tỷ đồng. 
Tuyến đường cao tốc bắt đầu từ nút giao thông An Phú (Thành phố Thủ Đức) tới nút giao thông Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), giúp rút ngắn khoảng cách từ TP HCM tới các tỉnh miền Đông như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước... rất nhiều so với trước.
Tuyến đường cao tốc bắt đầu từ nút giao thông An Phú (TP. Thủ Đức) tới nút giao thông Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), giúp rút ngắn khoảng cách từ TPHCM tới các tỉnh miền Đông như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước... rất nhiều so với trước. Bên cạnh đó, tuyến cao tốc cũng giúp giảm tải cho các con đường khác như xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 51, đặc biệt trong các dịp người dân đi nghỉ lễ.
Trục đại lộ Đông - Tây Dự án đại lộ Đông - Tây có tổng chiều dài 21,98 km, trong đó bao gồm 1,49 km đường hầm vượt sông Sài Gòn, xây dựng 10 cầu mới, cải tạo 3 cầu cũ hiện có, xây dựng 10 cầu bộ hành. Điểm đầu đại lộ giao với quốc lộ 1A tại huyện Bình Chánh, điểm cuối giao với xa lộ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Trục đại lộ Đông - Tây, sau đổi tên thành đại lộ Mai Chí Thọ (đoạn từ ngã ba Cát Lái đến hầm vượt sông Sài Gòn) và đại lộ Võ Văn Kiệt (đoạn từ hầm vượt sông Sài Gòn đến Quốc lộ 1A) có tổng chiều dài 21,98km, trong đó bao gồm 1,49km đường hầm vượt sông Sài Gòn. Trong đó xây dựng 10 cầu mới, cải tạo 3 cầu cũ hiện có, xây dựng 10 cầu bộ hành.
Trục đại lộ này có tầm quan trọng bật nhất thành phố khi kết nối được hành lang Đông - Tây của TPHCM
Trục đại lộ này có tầm quan trọng bậc nhất TPHCM khi kết nối được hành lang Đông - Tây, đi qua TP. Thủ Đức, quận 1, 5, 6 và 8. Từ khi dự án được thông xe toàn tuyến vào năm 2011 đã thay đổi diện mạo với con đường hiện đại của đô thị TPHCM với cung đường rộng rãi, thoáng mát, giảm hẳn tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt hạng mục hầm vượt sông Sài Gòn đến nay vẫn là một trong những công trình hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á.
Đại lộ Phạm Văn Đồng có tổng vốn đầu tư 340 triệu USD chính thức thông xe vào năm 2016, được đánh giá là cùng đường nội đô đẹp nhất TPHCM nối thẳng từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ra đến ngã ba Linh Xuân trên Quốc lộ 1A. Cung đường khi đưa vào khai thác đã giúp giảm hẳn tình trạng ùn tắc giao thông quanh sân bay, góp phần chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế xã hội của khu vực tuyến đường đi qua và tăng năng lực giao thông
Đại lộ Phạm Văn Đồng có tổng vốn đầu tư 340 triệu USD chính thức thông xe vào năm 2016, được đánh giá là cùng đường nội đô đẹp nhất TPHCM nối thẳng từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến ngã ba Linh Xuân trên Quốc lộ 1A. Cung đường khi đưa vào khai thác đã giúp giảm hẳn tình trạng ùn tắc giao thông quanh sân bay, góp phần chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, đại lộ Phạm Văn Đồng trở thành một trong những khu vực phát triển nhanh nhất của TPHCM với rất nhiều dự án chung cư cao cấp.
Trong ngày 30/4 hôm nay, dự án cải tạo, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn từ chân cầu Sài Gòn đến cầu Thị Nghè
Trong ngày 30/4, dự án cải tạo, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh với tổng vốn đầu tư 473 tỷ đồng cũng vừa chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác.
 kỳ vọng sẽ giải quyết căn bản vấn đề ngập nước khu vực, giảm ùn tắc giao thông cửa ngõ phía Đông TP.
Dự án hoàn thành với kỳ vọng sẽ giải quyết căn bản vấn đề ngập nước trên con đường từng được xem là "rốn ngập" nặng nhất thành phố, giảm ùn tắc giao thông cửa ngõ phía Đông. Người dân rất phấn khởi với hi vọng không còn phải chịu đựng khổ sở với tình trạng ùn xe tắc đường mỗi khi mưa lớn như những năm qua.
Cuối năm 2020, bến xe Miền Đông mới (có diện tích 16ha, nằm trên địa bàn quận 9, TPHCM và TP. Dĩ An, Bình Dương)
Cuối năm 2020, bến xe Miền Đông mới có diện tích 16ha, nằm trên TP. Thủ Đức - TPHCM và TP. Dĩ An - Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng cũng đã chính thức đưa vào khai thác. Bến xe mới với trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của nhân dân thành phố. Hơn nữa, công trình này cũng được đặt kì vọng sẽ giảm ùn tắc cho bến xe hiện hữu ở quận Bình Thạnh và tiến tới di dời bến xe cũ ra khỏi nội thành. 
Trái với hình ảnh là con kênh ô nhiễm nặng, nhà cửa hai bên lụp xụp tạm bợ cách đây hơn 20 năm, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ngày nay là dòng nước trong xanh, hai bên đường Hoàng Sa và Trường Sa rợp bóng mát cây xanh, bãi cỏ công viên, nhà cửa được xây dựng khang trang. Để có được dòng kênh xanh và đẹp như ngày hôm nay, TPHCM đã giải tỏa và tái định cư cho gần 7.000 hộ dân. Con kênh được nạo vét gần 1,1 triệu m3 đất, lắp đặt gần 16 km bờ kè, thi công 9 km tuyến cống bao, gia cố cầu, đặt máy bơm công suất lớn, làm đường hai bên
Trái với hình ảnh con kênh ô nhiễm nặng, nhà cửa hai bên lụp xụp tạm bợ cách đây hơn 20 năm, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ngày nay là dòng nước trong xanh chảy qua các quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Tân Bình. Hai bên đường Hoàng Sa và Trường Sa rợp bóng mát cây xanh, bãi cỏ công viên, nhà cửa được xây dựng khang trang. Để có được dòng kênh xanh và đẹp như ngày hôm nay, TPHCM đã giải tỏa và tái định cư cho gần 7.000 hộ dân, nạo vét gần 1,1 triệu m3 đất, lắp đặt gần 16km bờ kè, thi công 9km tuyến cống bao, làm đường hai bên... với tổng vốn đầu tư dự án lên đến 8.600 tỷ đồng để khởi công. Hàng triệu người dân thành phố thay vì phải bịt mũi chạy nhanh qua dòng kênh ô nhiễm trước đây, nay đã có thêm một địa điểm dạo mát, tập thể dục...
Sau kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hóa - Lò Gốm qua quận 6, 11, Tân Bình, Tân Phú cũng từng là một dòng kênh chết vì  ô nhiễm trầm trọng đã được TPHCM đầu tư dự án để 'hồi sinh'. Dự án sau khi hoàn thành năm 2015, cải thiện cuộc sống của người dân khi giải quyết chống ngập nước nhiều tuyến đường ở Q.6, Q.11. Q.Tân Bình, Q.Tân Phú…
Sau kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hóa - Lò Gốm qua quận 6, 11, Tân Bình, Tân Phú cũng từng là một dòng kênh chết vì ô nhiễm trầm trọng đã được TPHCM đầu tư dự án để 'hồi sinh'. Dự án sau khi hoàn thành năm 2015, hàng triệu người dân quanh con kênh đen ngày nào đã được cải thiện cuộc sống, thoát khỏi tình trạng ngày mưa thì ngập nặng, ngày nắng thì mùi hôi thối từ kênh bay vào.
Nhắc đến nút giao thông vòng xoay An Sương, hẳn nhiều người dân TPHCM sẽ rùng mình vì bao năm qua khu vực này là điểm đen giao thông, nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra. Từ khi dự án với tổng mức đầu tư 514 tỷ đồng cải tạo nơi này thành nút giao thông 3 tầng hoàn thành và đưa vào lưu thông,
Nhắc đến nút giao thông vòng xoay An Sương, hẳn nhiều người dân TPHCM sẽ rùng mình vì bao năm qua khu vực này là điểm đen giao thông, nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra. Từ khi dự án với tổng mức đầu tư 514 tỷ đồng cải tạo nơi này thành nút giao thông 3 tầng hoàn thành và đưa vào lưu thông, nơi đây giảm hẳn va chạm giao thông hay kẹt xe kéo dài.
Một tin vui với người dân TPHCM trước dịp lễ 30/4 là Thủ tướng đã Thủ tướng về công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 và trao quyết định công nhận Thạnh An là xã đảo thuộc TPHCM.
Một tin vui với người dân TPHCM trước dịp lễ 30/4 là Thủ tướng đã quyết định công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 và trao quyết định công nhận Thạnh An là xã đảo thuộc TPHCM.
Điều này sẽ giúp Thạn An được hưởng các chính sách ưu đãi đối với xã đảo theo quy định. Chính sách xã đảo sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho Thạnh An. Thời gian tới, huyện sẽ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã đảo và rà soát lại những danh mục cần đầu tư công để đưa vào kế hoạch phát triển năm 2021 - 2025 -
Điều này sẽ giúp Thạnh An được hưởng các chính sách ưu đãi đối với xã đảo theo quy định, được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã đảo phát triển, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của TPHCM trong tương lai.
Bên cạnh những công trình đã hoàn thành và đư avaof phục vụ người dân, TPHCM cũng đang có nhiều dự án trọng điểm tất bật thi công và dự kiến hoàn thành trong những năm tơi. Trong đó quan trọng nhất là dự án metro số 1 Bến Thanh - Suối Tiên
Bên cạnh những công trình đã hoàn thành và đưa vào phục vụ người dân, TPHCM cũng đang có nhiều dự án trọng điểm tất bật thi công và dự kiến hoàn thành trong những năm tới. Trong đó quan trọng nhất là dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang gần về đích, dự kiến khai thác thương mại vào năm 2022. 
Hiện nay dự án đang được gấp rút thi công, đoạn trên cao đi dọc từ depot Long Bình đến ga Ba Son đã hoàn thành lắp đường ray và kéo điện,
Hiện nay dự án đang được gấp rút thi công, đoạn trên cao đi dọc từ depot Long Bình đến ga Ba Son đã hoàn thành lắp đường ray và kéo điện; đoạn thi công ngầm từ Nhà hát Thành phố đến nhà ga trung tâm Bến Thành đang được nhà thầu gấp tất bật thi công để sớm hoàn trả mặt bằng cho người dân.
Ngày 28/4 vừa qua, một đoạn thi công metro số 1 trên đường Lê Lợi, đoạn từ từ Nguyễn Huệ đến L
Ngày 28/4 vừa qua, một đoạn thi công metro số 1 trên đường Lê Lợi, đoạn từ Nguyễn Huệ đến Pasteur cũng đã được tái lặp mặt bằng, trả lại mặt đường lưu thông khiến người dân phấn khởi.
Cầu Thủ Thiêm 2 nối Thành phố Thủ Đức với trung tâm quận 1, TPHCM cũng vừa được TPHCM bàn giao hơn 11.000m2 mặt bằng để tiếp tục thi công sau thời gian gặp khó khăn
Cầu Thủ Thiêm 2 nối TP. Thủ Đức với trung tâm quận 1, TPHCM cũng vừa được TPHCM bàn giao hơn 11.000m2 mặt bằng để tiếp tục thi công sau thời gian gặp khó khăn. Thành phố cũng yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án vào năm 2022.

Trường Nguyên

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=