Ngắm diện mạo mới của xa lộ Hà Nội sau 10 năm mở rộng

28/01/2021 - 07:13

PNO - Sau 10 năm thực hiện dự án mở rộng, xa lộ Hà Nội đã cơ bản hoàn thành, trở thành trục đường hiện đại, giải quyết tình trạng kẹt xe và giúp người dân TPHCM đi lại thuận tiện.

 

Dự án nâng cấp và mở rộng xa lộ Hà Nội dài 15,7km từ cầu Sài Gon ra đến cầu Đồng Nai với tổng vốn đầu tư tổng mức đầu tư hơn 4.905 tỉ đồng
Dự án nâng cấp và mở rộng xa lộ Hà Nội dài 15,7km từ cầu Sài Gòn ra đến cầu Đồng Nai với tổng mức đầu tư hơn 4.905 tỷ đồng. 
Hiện nay, XLHN là một trục đường chính của thành phố Thủ Đức vừa thành lập. Đây là trục đường huyết mạch quan trọng nối liền TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và ra phía Bắc. Hơn nữa, kết hợp với đại lộ Mai Chí Thọ - hầm Thủ Thiêm - đại lộ Võ Văn Kiệt - sẽ hình thành một trục đường kết nối Đông Tây.
Xa lộ Hà Nội là một trong những trục đường chính của TP. Thủ Đức vừa thành lập. Đây là trục đường huyết mạch quan trọng nối liền TPHCM với các tỉnh Đông Nam bộ và miền Bắc. Xa lộ Hà Nội kết hợp với đại lộ Mai Chí Thọ - hầm vượt sông Thủ Thiêm - đại lộ Võ Văn Kiệt - sẽ hình thành một trục đường kết nối Đông -Tây. Trong ảnh: Nút giao thông ngã ba Cát Lái giao nhau giữa xa lộ Hà Nội với đại lộ Mai Chí Thọ.
Dự án được khởi công năm 2010 do Công ty Cổ phần đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) và Công ty Cổ phần Cầu đường CII (CII B&R) làm chủ đầu tư. Toàn bộ dự án bao gồm các hạng mục: nâng cao - mở rộng trục đường chính; xây mới hai đường song hành; xây mới hệ thống thoát nước - chiếu sáng - cây xanh - vỉa hè toàn tuyến. Trong ảnh: Hệ thống xa lộ Hà Nội kết nối với đại lộ Mai Chí Thọ bằng đường bộ và các cây cầu vượt cạn ngã ba Cát Lái.
Dự án được khởi công năm 2010 do Công ty Cổ phần đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) và Công ty Cổ phần Cầu đường CII (CII B&R) làm chủ đầu tư. Toàn bộ dự án bao gồm các hạng mục: nâng cao - mở rộng trục đường chính; xây mới hai đường song hành; xây mới hệ thống thoát nước - chiếu sáng - cây xanh - vỉa hè toàn tuyến. Trong ảnh: Hệ thống xa lộ Hà Nội kết nối với đại lộ Mai Chí Thọ bằng đường bộ và các cây cầu vượt cạn ngã ba Cát Lái.
Đến hiện tại, diện mạo mới hiện đại và rộng rãi của XLHN đã thay đổi rất nhiều sau 10 năm thi công. Toàn tuyến đã 100% trục đường chính, đường song hành bên phải hướng từ cầu Sài Gòn ra Thủ Đức hoàn thành 93% giá trị và đường song hành bên trái hướng từ Thủ Đức về cầu Sài Gòn hoàn thành 73,75% giá trị, do vướng một số dự án khác đang thi công.
Đến hiện tại, diện mạo mới hiện đại và rộng rãi của xa lộ Hà Nội đã thay đổi rất nhiều sau 10 năm thi công. Toàn tuyến đã  hoàn thành 100% trục đường chính, đường song hành từ cầu Sài Gòn ra Thủ Đức hoàn thành 93%, đường song hành từ Thủ Đức về cầu Sài Gòn hoàn thành 73,75%. Trong ảnh: Xa lộ Hà Nội hướng nhìn từ ngã ba Cát Lái ra ngã tư Thủ Đức.
Trong dự án, cho 12-16 làn xe lưu thông. Trong đó đoạn 1 từ cầu Sài Gòn đến nút giao thông Bình Thái rộng 153,5m, đoạn 2 từ nút giao thông Bình Thái đến nút giao trạm 2 rộng 113,5m và đoạn 3 từ nút giao trạm 2 đến nút giao Tân Vạn rộng 113,5m.
Trong dự án, đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Bình Thái rộng 153,5m; đoạn ngã tư Bình Thái đến cầu vượt Trạm Hai rộng 113,5m; đoạn từ cầu vượt Trạm Hai đến ngã ba Tân Vạn rộng 113,5m.
Hiện nay còn một số đoạn đường song hành theo hướng từ ngã ba Tân Vạn đến cầu Sài Gòn vẫn chưa thể hoàn thành vì trùng mặt bằng thi công với một số nhà ga của dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và dự án Vệ sinh môi trường TP HCM giai đoạn 2.
Hiện nay còn một số đoạn đường song hành theo hướng từ ngã ba Tân Vạn đến cầu Sài Gòn vẫn chưa thể hoàn thành vì trùng mặt bằng thi công với một số nhà ga của dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và dự án Vệ sinh môi trường TPHCM giai đoạn 2.
Trong năm nay, sau khi tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên được đưa vào khai thác, đây sẽ là trục đường hiện đại nhất TP HCM
Trong năm nay, sau khi tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên hoàn thành thì trục đường song hành cũng sẽ thông suốt.
Hiện nay còn một số đoạn đường song hành theo hướng từ ngã ba Tân Vạn đến cầu Sài Gòn vẫn chưa thể hoàn thành vì vướng mặt bằng thi công
Xa lộ Hà Nội tại điểm giao nhau với trục đường chính vào Khu Công nghệ cao TPHCM. 
Dự án hoàn thành sẽ là động lực phát triển cho Khu Công nghệ cao của TP HCM khi cải thiện khả năng vận tải đến
Xa lộ Hà Nội cùng với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đại lộ Phạm Văn Đồng, đại lộ Mai Chí Thọ sẽ là bốn trục đường quan trọng nhất của TP. Thủ Đức kết nối với nội thành TPHCM và các thành phố quanh vùng như Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, Biên Hòa...
Không chỉ tạo động lực phát triển, khi các thành phần của dự án mở rộng XLHN được đưa vào sử dụng đã góp phần rất lớn giải quyết tình trạng kẹt xe
Không chỉ tạo động lực phát triển, khi các hạng mục của dự án mở rộng xa lộ Hà Nội được đưa vào sử dụng đã góp phần giải quyết tình trạng kẹt xe nghiêm trọng trên con đường cửa ngõ phía Đông của TPHCM. Những "điểm đen" về kẹt xe trong giờ cao điểm hay tai nạn giao thông trước đây của xa lộ Hà Nội như ngã tư Bình Thái, cầu vượt Trạm Hai... đến nay đã được hạn chế đáng kể.
Xa lộ Hà Nội đoạn qua nút giao thông cầu vượt Trạm Hai.
"Từ khi đường song hành được đưa vào sử dụng, việc đi lại từ TP. Thủ Đức vào các quận trung tâm trở nên thuận tiện hơn nhiều, kẹt xe giảm hẳn. Chúng tôi được đi con đường rộng rãi, không còn phải lưu thông bên cạnh những chiếc xe container to lớn nên yên tâm rất nhiều", ông Đức Hoàng - ngụ quận 9 chia sẻ. Trong ảnh: Xa lộ Hà Nội đoạn qua nút giao thông cầu vượt Trạm Hai.
Bên cạnh đó, dự án đã rút ngắn thời gian lưu thông từ hướng phía Đông vào các khu vực như Cảng Cát Lái, trung tâm TP HCM. Trước đây mỗi khi xảy ra va chạm thì cả tuyến đường này gần như kẹt cứng không lối thoát luôn, có khi phải đứng một chỗ suốt nhiều giờ liền. Bây giờ đỡ rồi, dù có sự cố thì cũng nhanh chóng được giải tỏa hơn trước rất nhiều, anh Trần Văn Tâm - tài xế xe đầu kéo nói với chúng tôi.
Bên cạnh đó, dự án đã rút ngắn thời gian lưu thông từ hướng phía Đông vào các khu vực như cảng Cát Lái, đại lộ Mai Chí Thọ, trung tâm TPHCM. "Trước đây mỗi khi xảy ra va chạm thì cả tuyến đường này gần như kẹt cứng không lối thoát, có khi phải đứng một chỗ suốt nhiều giờ liền. Bây giờ đỡ rồi, dù có sự cố thì cũng nhanh chóng được giải tỏa", anh Trần Văn Tâm - tài xế xe đầu kéo nói với chúng tôi.
Trước đó, cuối năm 2019, nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM (quận Thủ Đức, TP.HCM) chính thức thông xe. Nút giao này có chiều dài hơn 1,8 km, bắt đầu từ Khu Du lịch Suối Tiên (quận 9 và Thủ Đức) đến đoạn qua cây xăng Bình Thắng (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Trong đó, đoạn hầm hở dài 1,2km với độ sâu nhất so với mặt đường hiện hữu là 6m
Trước đó, cuối năm 2019, nút giao thông Đại học Quốc gia TPHCM (nay thuộc TP. Thủ Đức) đã được thông xe. Nút giao thông này dài 1,8km, trong đó đoạn hầm hở dài 1,2km, độ sâu nhất so với mặt đường hiện hữu với 8 làn xe, 2 đường song hành, hai cầu quay đầu xe dài 40m cho các phương tiện thay đổi hướng di chuyển. 
Xa lộ Hà Nội cũng là hướng kết nối chính của bến xe Miền Đông mới sau khi hoạt động. Nếu được cấp thẩm quyền chấp thuận phương án thu phí hoàn vốn dự án, dự kiến thời gian thu phí xa lộ Hà Nội bắt đầu từ ngày 1-4-2021
Xa lộ Hà Nội cũng là hướng kết nối chính của bến xe Miền Đông mới sau khi hoạt động. Dự kiến, nếu được chấp thuận phương án thu phí hoàn vốn dự án, thời gian thu phí xa lộ Hà Nội bắt đầu từ ngày 1/4/2021 tại trạm thu phí gần chân cầu Rạch Chiếc hiện nay.

 

Theo Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII), hai đường song hành dọc tuyến xa lộ Hà Nội dù chưa hoàn thành 100% nhưng hiện tại nhiều đoạn đường đã được đưa vào khai thác phục vụ người dân đi lại góp phần giảm ùn ứ giao thông trên tuyến chính. Nguyên nhân, do vướng mặt bằng và trùng lắp với các dự án khác. Cụ thể, khu vực quận 9 (vướng 29 hộ dân và 1 tổ chức); quận Thủ Đức (dài khoàng 500m, rộng 6,5m thuộc phạm vi thu hồi bổ sung từ ranh lộ giới Quốc lộ 1 đến ranh giải tỏa Đại học Quốc gia TPHCM và gần toàn bộ mặt bằng mở rộng đoạn Quốc lộ 1 của thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương). 

Bị chồng ranh với 1 số dự án khác như: Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên, dự án vệ sinh môi trường thành phố... Nhiều đoạn buộc công ty phải ngưng thi công để cho các dự án này hoàn thành mới được làm để tránh bị đào xới nhiều lần. Tính đến nay tổng chi phí đầu tư cho dự án đã lên đên 4.085 tỷ đồng. 

Những vướng mắc của dự án đã làm tăng chi phí đầu tư do chờ thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ dẫn đến kéo dài thời gian thu phí, làm giảm tính khả thi của dự án BOT. Nhà đầu tư không có nguồn thu phí theo quy định, nên không có nguồn để trả lãi và nợ gốc của ngân hàng. Theo CII, từ đầu năm 2019, các ngân hàng đã không cho công ty vay tiếp để đầu tư những hạng mục còn lại của dự án khiến CII không có kinh phí để tiếp tục triển khai thi công hoàn thành toàn bộ dự án. 

Trường Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI