Ngâm chân bằng lá trầu không, bệnh nhân nhập viện cấp cứu

21/02/2019 - 12:15

PNO - Sau khi ngâm chân bằng lá trầu không, ông H. bị sốt cao 41 độ C kèm chảy mủ bàn chân trái.

Ngày 21/2, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện - Phó khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) - cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân nam Nguyễn Mạnh H. (65 tuổi, ở Sơn La) bị sốt cao 41 độ C kèm chảy mủ bàn chân trái sau khi ngâm chân bằng lá trầu không.

Ngam chan bang la trau khong, benh nhan nhap vien cap cuu
 

Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện ông H. bị bệnh đái tháo đường mãn tính nhiều năm nay. Trước đó, ông được điều trị bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) ổn định và được xuất viện về nhà ăn tết.

Về nhà, ông được người quen mách nên ngâm chân bằng lá trầu không để chữa chứng tê chân tay. Sau khi ngâm, chân ông xuất hiện tình trạng sưng tấy, loét bàn chân phải, chảy mủ kèm sốt cao 41 độ C. Khi vết loét lan rộng, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện khuyến cáo, từ sau tết, số lượng bệnh nhân bị biến chứng do bệnh tiểu đường tăng đột biến, chủ yếu là biến chứng lên gan, thận, nhiễm trùng máu, hoại tử chi, có trường hợp phải cắt bỏ chân.

Nguyên nhân do những ngày tết, người bệnh kiêng cữ đi khám, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý hay đơn giản do người bệnh tiểu đường xảy va chạm giao thông cũng tạo ra các vết thương khó lành.

Ngam chan bang la trau khong, benh nhan nhap vien cap cuu
 

Ngoài trường hợp ngâm chân bằng lá trầu không gây biến chứng tiểu đường như ông H., nhiều bệnh nhân nhập viện do chườm đá nóng để cải thiện chứng tắc nghẽn động mạch. Tuy nhiên, việc mất kiểm soát nhiệt độ do biến chứng của đái tháo đường đã khiến bệnh nhân bỏng nặng. 

Các bác sĩ cảnh báo: người bệnh tiểu đường cần duy trì thói quen uống thuốc và tập luyện, không sử dụng các bài thuốc gia truyền, truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng. 

An Bình

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI