Ngắm cảnh sắc, con người Việt Nam trăm năm trước qua triển lãm Mộng Viễn Đông

14/08/2023 - 18:41

PNO - Triển lãm Mộng Viễn Đông do Sotheby's tổ chức mang đến những tác phẩm thể hiện cảnh vật, con người Việt Nam cách đây trăm năm.

 

Triển lãm chính thức khai mạc vào chiều 14/8, tại TPHCM. Đây là lần thứ hai Sotheby's tổ chức triển lãm tại Việt Nam. Lần này, BST tranh đến từ hơn 20 hoạ sĩ, trong đó có những người là bậc thầy, góp phần tạo ra trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và những hoạ sĩ du hành có gắn bó với Việt Nam.
Triển lãm chính thức khai mạc vào chiều 14/8, tại TPHCM. Đây là lần thứ hai Sotheby's tổ chức triển lãm tại Việt Nam. Lần này, BST tranh đến từ hơn 20 họa sĩ, trong đó có những người là bậc thầy, góp phần tạo ra trường Mỹ thuật Đông Dương và những họa sĩ du hành có gắn bó với Việt Nam.
Các tranh trong triển lãm tái hiện vẻ đẹp của cảnh sắc, con người, sinh hoạt văn hoá của người Việt cách đây khoảng vài chục đến trăm năm. Đây là tranh Vịnh Hạ Long của hoạ sĩ Louis-Jules Dumoulin ra đời khoảng năm 1888-1889, bằng chất liệu sơn dầu trên toan.
Các tranh trong triển lãm tái hiện vẻ đẹp cảnh sắc, con người, sinh hoạt văn hóa của người Việt cách đây khoảng vài chục đến trăm năm. Đây là tranh Vịnh Hạ Long của họa sĩ Louis-Jules Dumoulin ra đời khoảng năm 1888-1889, bằng chất liệu sơn dầu trên toan. Đây cũng là khoảng thời gian ông đến Đông Dương. 
Giám tuyển Ace Lê cho biết tranh trong triển lãm đến từ 10 nhà sưu tập tư nhân.
Giám tuyển Ace Lê cho biết tranh trong triển lãm đến từ 10 nhà sưu tập tư nhân, của khoảng gần 25 họa sĩ. Có tổng cộng 56 tranh được chọn triển lãm, từ hơn 200 bức. Đây là tranh Những cô gái nghỉ võng, bằng sơn dầu trên toan của hoạ sĩ Joseph Inguimberty, ra đời trong giai đoạn 1930-1945, thuộc sở hữu của Phạm Lê Collection. 
Đây là bức tranh có kích thước lớn nhất trong triển lãm: 2,03*5,13m. Tác phẩm vẽ phong cảnh vịnh Hạ Long của hoạ sĩ Jean-Louis Paguenaud, ra đời năm 1934, bằng sơn dầu trên toan.
Đây là bức tranh có kích thước lớn nhất trong triển lãm: 2,03*5,13m. Tác phẩm vẽ phong cảnh Vịnh Hạ Long của họa sĩ Jean-Louis Paguenaud, ra đời năm 1934, bằng sơn dầu trên toan. Tranh này thuộc BST tư nhân, chuyển từ Hà Nội vào TPHCM. Giám tuyển Ace Lê cho biết, việc vận chuyển khá khó khăn, đặc biệt với những tác phẩm lớn như thế này. Triển lãm được sắp xếp chỉ trong thời gian ngắn, nên phải có hàng chục nhân sự hỗ trợ các khâu, để đảm bảo tác phẩm được an toàn. 
Tác phẩm Khoảnh vườn của tôi ở Hà Nội, của hoạ sĩ Alix Aymé ra đời năm 1939, bằng sơn mài trên ván. Tác phẩm với những gam màu nóng, nổi bật, thu hút sự chú ý của công chúng.
Tác phẩm Khoảnh vườn của tôi ở Hà Nội, của họa sĩ Alix Aymé ra đời năm 1939, bằng sơn mài trên ván. Tác phẩm với những gam màu nóng, nổi bật, thu hút sự chú ý của công chúng. Theo giám tuyển Ace Lê, những tác phẩm này thể hiện góc nhìn của tác giả về cảnh sắc, con người, sự đa dạng về thực vật học, quang cảnh, thời tiết... nên tạo ấn tượng mạnh cho các họa sĩ. Nhìn chung, các họa sĩ thuộc lứa Mỹ thuật Đông Dương có sự kết hợp hài hòa, độc đáo giữa Đông - Tây. 
Tác phẩm vẽ chùa Láng ở Hà Nội của tác giả Jean Jacques Rousseau ra đời khoảng năm 1903-1904. Giám tuyển Ace Lê cho biết những tiêu chí chọn lựa tác phẩm gồm:
Tác phẩm vẽ chùa Láng ở Hà Nội của tác giả Jean Jacques Rousseau ra đời khoảng năm 1903-1904. Giám tuyển Ace Lê cho biết những tiêu chí chọn lựa tác phẩm gồm: chia tranh theo mạch triển lãm, độ xác tín, độ dễ dàng tiếp cận, chi phí, vận chuyển, làm việc với chuyên gia thiết kế bối cảnh... 
Tranh sơn dầu trên toan Ngược dòng kênh Tàu Hũ từ cầu Malabars, Chợ Lớn của hoạ sĩ Adolf Obst, vẽ năm 1898.
Tranh sơn dầu trên toan Ngược dòng kênh Tàu Hũ từ cầu Malabars, Chợ Lớn của họa sĩ Adolf Obst, vẽ năm 1898. Anh Ace Lê cho biết việc thẩm định tranh của các họa sĩ này dễ dàng hơn, bởi người thân, gia đình họ còn sống. Tuy nhiên, trong lần triển lãm này, số lượng tác giả khá nhiều, nên việc kiểm tra thông tin cũng mất nhiều thời gian. 

 

Triển lãm chia làm 3 không gian: những người sáng lập, có đóng góp vào sự ra đời của trường Mỹ thuật Đông Dương; các hoạ sĩ hải quân; các hoạ sĩ du hành. Đây là tranh
Triển lãm chia làm 3 không gian: những người sáng lập, có đóng góp vào sự ra đời của trường Mỹ thuật Đông Dương; các họa sĩ hải quân; các họa sĩ du hành. Đây là tranh Thuyền ở bến Sài Gòn của họa sĩ Léo Craste, vẽ năm 1938, bằng màu nước trên lụa. 
Triển lãm cũng giới thiệu những tác phẩm vẽ phong cảnh, con người ở Campuchia,
Triển lãm cũng giới thiệu những tác phẩm vẽ phong cảnh, con người ở Campuchia.
Triển lãm mở cửa đến hết ngày 17/8. Triển lãm được mở miễn phí cho công chúng Việt Nam, nhưng phải đăng ký trước. Đảm bảo an toàn cho tranh thì số lượng người cũng phải giới hạn: 150 người/khung giờ, cũng có ưu tiên cho các đối tượng như: sinh viên, giáo viên. BTC kỳ vọng thông qua triển lãm có thể mở rộng cộng đồng, hệ sinh thái để cùng chia sẻ các giá trị nghệ thuật, quảng bá các tác phẩm quý.
Triển lãm mở cửa đến hết ngày 17/8. Triển lãm được mở miễn phí cho công chúng Việt Nam, nhưng phải đăng ký trước. Để đảm bảo an toàn cho tranh, số lượng người cũng phải giới hạn: 150 người/khung giờ, cũng có ưu tiên cho các đối tượng như: sinh viên, giáo viên. 
BTC kỳ vọng thông qua triển lãm có thể mở rộng cộng đồng, hệ sinh thái để cùng chia sẻ các giá trị nghệ thuật, quảng bá các tác phẩm quý.
BTC kỳ vọng thông qua triển lãm có thể mở rộng cộng đồng, hệ sinh thái để cùng chia sẻ các giá trị nghệ thuật, quảng bá các tác phẩm quý.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI