Nga thể hiện vai trò cường quốc tại cuộc chiến Nagorny-Karabakh

06/04/2016 - 07:44

PNO - Khi Armenia và Azerbaijan đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh, Nga đã tránh được thiệt đơn thiệt kép.

Đạt thỏa thuận ngừng bắn Nagorny-Karabakh

Hãng tin TASS của Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Armenia ngày 5/4 cho biết, các bên xung đột tại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn sau 4 ngày giao tranh dữ dội vừa qua.

Theo đó, thỏa thuận ngừng bắn này sẽ có hiệu lực từ 12 giờ địa phương (tương đương 15 giờ Hà Nội). Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Azerbaijan xác nhận hoạt động quân sự đã tạm dừng từ 12 giờ địa phương.

Đội quân phòng thủ Karabakh đã nhận lệnh ngừng bắn, - như phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa không được công nhận Nagorno-Karabakh Senor Hasratyan thông báo với Sputnik.

Nga the hien vai tro cuong quoc tai cuoc chien Nagorny-Karabakh
Xe tăng Azerbaijan bắn vào các vị trí quân Armenia

Hãng tin TASS tiếp tục dẫn nguồn tin từ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết, các đồng chủ tịch Nhóm Minsk sẽ tới khu vực này vào cuối ngày 5/4 và sẽ tiến hành đối thoại với lãnh đạo Armenia và Azerbaijan nhằm thúc đẩy các bên khôi phục lệnh ngừng bắn ở Nagorny-Karabakh.

Cả hai bên đều đã cáo buộc lẫn nhau vẫn tiếp tục pháo kích trong đêm, kéo dài cuộc xung đột đã bất ngờ bùng phát trở lại sau hơn 20 năm hầu như im ắng.

Theo tường thuật của RFI, theo nhìn nhận của tổng thống Armenia, ông Serge Sarkissian, đây là một “cuộc xung đột nghiêm trọng nhất kể từ khi ngưng bắn vào năm 1994”. Mỗi bên đều tuyên bố giết hàng chục binh lính thù địch. Hư thực thế nào không rõ nhưng trận đánh có xe tăng, pháo binh và máy bay tham chiến.

Trước việc đạt thỏa thuận này, Nga đã đóng góp vai trò không nhỏ trong việc dẫn dắt, làm cầu nối kêu gọi ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan.

Nga được coi là hậu thuẫn không chính thức cho Armenia trong các cuộc chiến trước đây và hiện nay Moscow cũng có quan hệ rất thân thiết với Yerevan.

Còn Armenia đã trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (ODKB), gồm 7 nước là Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgystan, đồng thời chịu sự bảo vệ của phòng không Moscow, khi được tích hợp vào hệ thống phòng không chung Nga - Armenia.

Nga the hien vai tro cuong quoc tai cuoc chien Nagorny-Karabakh
Bộ binh Azerbaijan.

Bởi vậy, ngay khi cuộc giao tranh bùng phát trên tuyến “biên giới” giáp ranh với Nagorno-Karabakh vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc.

Lên tiếng trước vấn đề này, ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của nguyên thủ Nga dẫn lời ông Putin cho biết, thời gian gần đây kênh liên lạc ba bên (Nga, Armenia, Azerbaijan) và kênh quốc tế (Nhóm Minsk của OSCE về Nagorno-Karabakh gồm các đại diện Nga, Pháp và Hoa Kỳ), đã thực hiện hàng loạt nỗ lực to lớn, mở ra hy vọng sẽ tiến tới đạt giải pháp cho cuộc xung đột.

Tuy nhiên, rất đáng tiếc rằng xung đột lại tiếp tục bùng phát mà không có dấu hiệu nào báo trước, đẩy nhân dân Nagorno-Karabakh vào lò lửa chiến tranh, với sự tham gia của 2 quốc gia tách ra từ Liên Xô cũ là Armenia và Azerbaijan - ông Peskov nhận định.

Cụ thể hóa việc này, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã có cuộc điện đàm với những người đồng cấp Armenia và Azerbaijan về những diễn biến mới này, kêu gọi các bên chấm dứt bạo lực tại Nagorno-Karabakh.

Nga tránh được thiệt đơn thiệt kép

Giới chuyên gia đánh giá rằng, nếu thực sự xảy ra một cuộc chiến tranh tại Nagorno-Karabakh có thể nhanh chóng thay đổi tất cả những gì Moscow đã cố gắng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa 2 nước. Bởi khi chiến tranh, cả Yerevan và Baku đều phải tìm kiếm những quốc gia ủng hộ để giúp đỡ họ về mặt quân sự.

Kể từ năm 1990, mối quan hệ Nga – Armenia ngày càng mật thiết, không chỉ vì lợi ích kinh tế, chính trị mà còn vì văn hóa và sự giao hòa giữa nhân dân hai nước.

Nga the hien vai tro cuong quoc tai cuoc chien Nagorny-Karabakh
Quân đội Nga ở Armenia.

Kể từ năm 2000, Nga đã cố gắng tạo mối quan hệ mật thiết hơn với Azerbaijan.

Bởi vậy, dù vấn đề Nagorno-Karabakh của Armenia không nằm trong những thỏa thuận của liên minh Nga - Armenia. Nga cũng không thể đứng ngoài cuộc, bởi nếu tình hình xấu đi với Armenia, một dấu hỏi sẽ đặt ra về lợi ích trong mối quan hệ với Nga.

Đồng thời, nếu chiều hướng xấu đi đối với Azerbaijan, thì dù Nga có viện trợ, giúp đỡ Armenia hay không. Baku cũng sẽ đặt dấu hỏi với sự tác động của Nga vào cuộc chiến. Điều này sẽ khiến Nga không thể tránh được việc sứt mẻ tình cảm với 1 trong 2 bên.

Nói cách khác, chiến tranh Armenia - Azerbaijan khiến Nga thiệt đơn thiệt kép. Cách duy nhất để Nga có lợi ích là giải pháp đàm phán hòa bình và kiềm chế căng thẳng leo thang.

Hơn nữa, Azerbaijan đã có biểu hiện chọn Thổ Nhĩ Kỳ để đặt quan hệ hợp tác từ trước đó. Biểu hiện dễ thấy nhất của sự lựa chọn này là thay thế trong bảng chữ cái Cyrillic sử dụng cho đến năm 1991 với một biến thể chữ Latinh của Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải chữ Arab được sử dụng bởi 20 triệu người Azerbaijan sống ở Iran.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI