Nga sẽ trả đũa Thổ ra sao sau vụ ám sát rúng động ở Ankara?

20/12/2016 - 15:11

PNO - Cho tới nay, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều nói rằng vụ ám sát này là một động thái nhằm làm tổn hại quan hệ giữa hai nước. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẵn sàng trợ giúp Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ việc.

Vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov vào tối qua (19/12) tại một triển lãm nghệ thuật ở Ankara đã xác định được hung thủ. Đó là Mevlut Mert Altinas, một sĩ quan cảnh sát.

Foreign Policy cho biết, theo truyền thông địa phương, tay súng này đã nói: “Chúng tôi sẽ khiến ông phải trả giá cho Aleppo” trước khi nổ súng vào vị Đại sứ, điều này có thể ám chỉ việc Nga ủng hộ chính phủ Syria trong cuộc tái chiếm thành phố Aleppo.

Cho đến nay, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều cho biết vụ việc này sẽ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước, còn Văn phòng Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ hai quốc gia này. Các bên vẫn chưa rõ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mối quan hệ căng thẳng giữa Ankara và Moscow trong năm qua, cùng hàng thế kỷ thù địch và oán hận, cũng như những xung đột trong chính sách đối ngoại đối với cuộc nội chiến ở Syria thì có thể vạch ra một vài viễn cảnh leo thang giữa hai nước như sau:

Nga se tra dua Tho ra sao sau vu am sat rung dong o Ankara?
Hung thủ ám sát đại sứ Nga là cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: RT

Thứ nhất, để trả đũa, các hacker Nga sẽ nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Đã có nhiều vụ việc can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của các quốc gia khác có sự liên quan tới những tin tặc người Nga, ví dụ như vụ bầu cử Tổng thống Mỹ mới đây. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từng dính dáng đến các vụ tấn công mạng trước đây. Vào ngày 7/12, Wikileaks công bố hơn 57.000 thư điện tử của ông Berat Albayrak, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Môi trường Thổ Nhĩ Kỳ cũng như của con rể Tổng thống Erdogan. Với dấu hiệu cho thấy Nga bắt tay với Wikileaks để công khai các thư điện tử bị đánh cắp thì có khả năng các tin tặc Nga sẽ nhằm vào Ankara, công bố nhiều bí mật về các nhân vật xung quanh ông Erdogan.

Thứ hai, mối quan hệ vốn đã rạn nứt giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tục xuống dốc, dẫn đến những gánh nặng kinh tế cho Ankara. Đây là điều đã xảy ra sau tháng 11/2015, khi chiến đấu cơ F-16s của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Nga ở biên giới Syria. Đáp lại, Moscow đã cấm vận rất nhiều hàng hóa của Ankara và lượng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga đã giảm 737 triệu USD. Thêm vào đó, đường ống gas tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là công trình đối tác chiến lược giữa hai nước, đã phải tạm ngừng. Tình hình kinh tế chỉ được cải thiện cho đến khi ông Erdogan lên tiếng xin lỗi Nga hồi tháng 6/2016.

Nga se tra dua Tho ra sao sau vu am sat rung dong o Ankara?
Ông Andrey Karlov đồng hành cùng Tổng thống Putin trong chuyến đi tới Istanbul tháng 10/2016. Nguồn: Reuters

Thứ ba, vụ ám sát này sẽ được sử dụng làm cái cớ cho việc trấn áp dân chủ ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Tổng thống Erdogan đã bắt giữ hàng nghìn người sau vụ đảo chính bất thành chống chính phủ hồi tháng 7. Tổng thống Putin cũng có những hình phạt nghiêm khắc cho lực lượng chống đối ở Chechnya. Song dù gì đi nữa, vụ ám sát này là một sự việc không hề được báo trước cho xã hội dân sự Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ tư, thỏa thuận ngừng bắn ở Aleppo có thể sẽ sụp đổ. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang ở phía bên kia của cuộc nội chiến Syria nhưng cả hai nước đều muốn làm người hòa giải trong thỏa thuận ngừng bắn mới nhất, cho phép lực lượng nổi dậy và người dân thường rời khỏi Aleppo. Vụ ám sát Đại sứ Nga có thể sẽ khiến thỏa thuận này chấm dứt hoặc dẫn đến một cuộc chiến mới ở nơi nào đó tại Syria. Các lực lượng Nga đang hoạt động tại đông bắc Syria, không xa với khu vực của binh lính Thổ Nhĩ Kỳ.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI