Nga răn đe hệ thống tên lửa của NATO: Sẽ chống phá bằng mọi cách

19/11/2016 - 16:05

PNO - Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, Nga sẽ chống phá bất cứ nỗ lực phá vỡ thế cân bằng chiến lược toàn cầu nào, chẳng hạn như hệ thống phòng thủ tên lửa chống đạn đạo của NATO.

Hôm 18/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trước quân đội nước này rằng, Moscow sẽ phản đối bất cứ nỗ lực phá vỡ thế cân bằng chiến lược toàn cầu nào, chẳng hạn như hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của NATO.

"Mục tiêu của chúng ta là vô hiệu hóa hiệu quả bất kỳ mối đe dọa quân sự nào đối với an ninh Nga, trong đó có hệ thống phòng thủ chống tên lửa chống đạn đạo chiến lược của NATO", Tổng thống Putin phát biểu với quân đội Nga. 

Nga ran de he thong ten lua cua NATO: Se chong pha bang moi cach
Nga răn đe hệ thống tên lửa của NATO: Sẽ chống phá bằng mọi cách

"Chúng ta sẽ tiếp tục làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ cán cân sức mạnh chiến lược", ông Putin nhấn mạnh. 

Tổng thống Nga cho biết thêm, thế cân bằng này đã ngăn chặn một cuộc xung đột quân sự lớn trong thời Chiến tranh Lạnh.

Ông Putin đã phát biểu trước các tướng lĩnh và lãnh đạo ngành công nghiệp quốc phòng Nga tại Sochi hôm 18/11, trong đó có một loạt các cuộc họp liên quan đến quốc phòng. Tại đây, ông chủ điện Kremlin cho biết, Nga sẽ tiếp tục phát triển kỹ thuật quân sự tiên tiến để phòng thủ.

NATO đang trở nên rệu rã, mong manh khi mối thân tình giữa Tổng thống Putin và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump ngày càng khăng khít.

Tướng NATO hoài nghi ông Donald Trump

Ngày 16/11, tờ Washington Post dẫn lời tướng Petr Pavel, Chủ tịch Ủy ban Quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã lên tiếng bày tỏ lo ngai về thái độ của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump với khối quân sự này.

Theo ông Pavel, việc tỷ phú người Mỹ tuyên bố từ bỏ cam kết về Hiệp ước với NATO là không nghiêm túc vì hiệp ước này mang tính ràng buộc giữa Mỹ và các đồng minh của mình.

Vị tướng người Mỹ khẳng định, Hiệp ước NATO là những quy tắc ràng buộc đối với tất cả thành viên. Vì vậy không thể có việc một nhà lãnh đạo quốc gia đơn lẻ nào - dù có tầm ảnh hưởng lớn trong khối - lại khước từ những cam kết ràng buộc đó.

Ông Pavel nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã có 70 năm lịch sử đồng thời  khẳng định hiệp ước này có ý nghĩa chiến lược đối với Mỹ cũng như là các đồng minh và mang tính ràng buộc mà không tổng thống Mỹ nào sẽ dám thay đổi.

Nga ran de he thong ten lua cua NATO: Se chong pha bang moi cach
NATO đang trở nên rệu rã, mong manh khi mối thân tình giữa Tổng thống Putin và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump ngày càng khăng khít.

Tuyên bố trên của ông Pavel được đưa ra sau khi tổng thống mới đắc cử Donald Trump đang có nhiều động thái thân Nga và dành nhiều chỉ trích cho các nước thành viên NATO.

NATO trở nên rệu rã?

Đây không phải là lần đầu tiên NATO lên tiếng bày tỏ lo ngại trước sự thân thiết bất thường giữa ông Donald Trump và tổng thống Nga.

Phát biểu trước báo giới trong cuộc họp do Hội đồng Đại Tây Dương tổ chức mới đây, Cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã không giữ được bình tĩnh khi nói về mối quan hệ đặc biệt này.

Theo ông Rasmussen, nếu tỷ phú người Mỹ chấp nhận việc Nga sát nhập Crimea vào lãnh thổ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các khu vực khác trên thế giới.

“Nếu chúng ta chấp nhận việc sáp nhập Crimea, nghĩa là chúng ta sẽ phải từ bỏ trật tự dựa trên luật lệ, và điều đó sẽ gây hậu quả ở những nơi khác trên thế giới”, ông Rasmussen lo ngại.

Trong khi đó, người tiền nhiệm của ông Rasmussen là Jaap de Hoop Scheffer cũng tỏ ra sốt ruột trước lời hứa của ông Donald Trum với Nga trong chiến dịch tranh cử.

Ông Scheffer lo ngại, ông Trump sẽ biến lời nói trong chiến dịch tranh cử thành chính sách. Nếu điều đó xảy ra thì đây sẽ là món hời lớn với chính quyền tổng thống Putin. Khi đó Washington sẽ nhường lại Crimea và Đông Ukraine cho Nga để đổi lại việc điện Kremlin không can thiệp vào các nước Baltic.

Cựu Tổng thư ký NATO cho rằng, một thoả thuận như vậy sẽ được Nga và tổng thống Putin coi như một cái cớ chính trị để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

Trong khi đó, bất chấp lo ngại từ NATO và châu Âu, hôm 14/11, điện Kremlin đã nhanh chóng thu xếp để tổng thống Putin có cuộc điện đàm với ông Trump.

Ngoài việc tuyên bố nỗ lực để hướng tới bình thường hóa quan hệ, kết thúc cuộc điện đàm ông Putin và ông Donald Trump còn khẳng định sẽ duy trì liên lạc qua điện thoại và sắp xếp một cuộc gặp gỡ trực tiếp trong thời gian tới.

Chưa dừng lại, điện Kremlin cũng tỏ thái độ thờ ơ sau khi Bộ Tài chính Mỹ quyết định đưa thêm 6 nghị sĩ Crimea vào danh sách trừng phạt mới.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định, nhiệm vụ chính hiện nay của Moskva là định hướng tập trung thúc đẩy chương trình nghị sự tích cực trong quan hệ với Hoa Kỳ sau khi ê-kíp Obama kết thúc nhiệm kỳ.

“Chúng tôi hy vọng chính quyền thay thế cho ê-kip của ông Obama sẽ có cách tiếp cận trách nhiệm trong quan hệ với Nga”, ông Ryabtov nói.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI