Cuối cùng sau nhiều lần trì hoãn tự do hóa thị thực, Liên minh Châu Âu đã đạt được thỏa thuận về chế độ miễn thị thực cho hai nước Ukraine. Con đường hòa nhập với phương Tây của Liên Xô cũ này đang ngày càng ngắn lại.
Mới đây, cơ quan báo chí của Hội đồng Liên minh châu Âu tuyên bố, Hội đồng Liên minh Châu Âu, Nghị viện châu Âu và Ủy ban Châu Âu đã ký thỏa thuận về đề án cho chế độ miễn thị thực đối với công dân của Ukraine và Georgia.
Ngoài ra, các bên đã thống nhất về cơ chế cho phép ngừng chế độ miễn thị thực trong trường hợp khẩn cấp. Trước đó, giải thích về sự chậm trễ của các quy định tự do thị thực, Liên minh châu Âu đưa ra lý do là cần phải có sự đồng thuận về vấn đề này.
|
Nga như "chúa sơn lâm" ở Syria, EU vội vàng chuyển hướng "làm chủ cuộc chơi" ở Ukraine |
Cơ chế này được Hội đồng Liên Minh châu Âu đưa ra như một điều kiện tiên quyết để bãi bỏ thị thực cho công dân hai nước Ukraine. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng di cư ở một hay nhiều nước thành viên của Liên minh này thì Brussels có thể sự dụng biện pháp này một cách chủ động hoặc theo yêu cầu của các nước trong hiệp hội.
Thông báo cho biết, các bên đạt được thỏa thuận về cơ chế đình chỉ vào hôm thứ Tư vừa qua (ngày 7/12). Hiện giờ chỉ cần chờ một cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện Châu Âu, sau đó Hội đồng châu Âu sẽ chính thức công nhận thỏa thuận này.
Tháng 12/2015, Ủy ban châu Âu cho biết Ukraine đã đáp ứng tất cả các điều kiện tự do hóa thị thực đối với EU. Kiev hi vọng rằng công dân của hai nước sẽ được hủy bỏ visa vào cuối năm nay.
Ukraine là nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, đang tìm cách thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Moskva và xích lại gần phương Tây. Sau cuộc khủng hoảng di cư hồi năm 2015, chính phủ các nước EU đã lo ngại phản ứng của dân chúng chống lại việc tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người dân di cư đến từ hai quốc gia Đông Âu này. Nhiều lần trì hoãn tự do hóa visa của EU đã làm cho các nước này ngày càng thất vọng về việc liên minh này không thực hiện được các cam kết của mình.
Quyết định lịch sử này của EU đưa ra trong bối cảnh phương Tây đang bị điện Kremlin "dẫn trước một bàn thắng" ở mặt trận Syria. Cách đây vài ngày, phía Hoa Kỳ cũng bất ngờ "lên giọng ông lớn" yêu cầu Nga tuân thủ "luật chơi" ở Ukraine.
|
Moskova đang như "hổ thêm cánh" ở Syria khi được Ankara ủng hộ |
Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bất ngờ lên tiếng "yêu cầu" Nga nên có thái độ hợp tác với NATO thực hiện điều ước Minsk về việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina. Theo ông, tuy thỏa thuận ngừng bắn Minsk được xây dựng từ năm 2015, nhưng xung đột vẫn liên tục xảy ra vì Nga chính là bên luôn phá vỡ giao kèo.
"Tôi sẽ kêu gọi Nga một lần nữa rằng hãy hợp tác với tất cả chúng ta và phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk", ông Kerry bức xúc lên tiếng.
Ông cũng cho hay rằng các Bộ trưởng NATO sẽ có một cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày thứ Tư, cuộc họp nhằm nhấn mạnh lại sự hậu thuẫn của liên minh quân sự này đối với Ukraine trong suốt thời gian qua.
Có vẻ như sau khi bị lép vế trước Nga ở Syria, EU và Washington đang đổ xô "tấn công" mặt trận Ukaine nhằm giành thế chủ động trước khi Moskova lại "làm nên lịch sử" ở mặt trận còn lại này. Sở dĩ Ukraine bỗng dưng nhận được "sự quan tâm" đặc biệt của các nhà lãnh đạo phía trời Âu bởi lẽ EU cũng như Hoa Kỳ đã không còn cơ hội "làm chủ cuộc chơi" ở Syria.
Sau khi "làm nên lịch sử" mà trong 5 năm qua, liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu đã không thể làm được. Chính quyền ông Putin đã gần giải phóng được chảo lửa Aleepo, một bước ngoặt lớn để ổn định mặt trận Syria hỗn loạn. Hôm thứ Hai, Bộ quốc phòng Nga cho hay, quân đội Syria đã giải phóng được 40% đông Aleppo khỏi khủng bố. Theo trung tâm hòa giải Syria của Nga cho hay, quân đội Syria đã giành quyền kiểm soát trên 12 khu vực ở phía đông thành phố Aleppo.
Thậm chí, không những giúp chính quyền ông Assad giành lại được Aleppo, phía Nga còn thông báo, mở thêm 4 "hành lang nhân đạo" sẽ được mở từ thành phố Aleppo. Phía Nga thông báo 69 phiến quân đã hạ vũ khí và 59 người được điều trị y tế.
Điều đáng nói là, dù "bẽ bàng" khi để Nga vượt mặt nhưng Hoa Kỳ vẫn nỗ lực để "vớt vát" danh dự, bằng cách nhanh chóng đưa những vũ khí tối tân vào Syria để "góp sức" cũng như liên tục kêu gọi Nga hợp tác chặt chẽ để cùng nhau giải quyết xung đột.
Tuy nhiên, dường như lời nói của Phương Tây đã không còn trọng lực trên mặt trận này. Thổ Nhĩ Kỳ đã vội vã "chạy theo" Moskova để đôi bên cùng có lợi, Ankara được khẳng định vị thế, điện Kremlin thì như "hổ thêm cánh".
Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, nếu Ankara muốn đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết khủng hoảng ở Syria thì quốc gia này cần phải hợp tác chặt chẽ với Nga, Iran và chính quyền ông Assad chống lại những kẻ khủng bố.
Trong chuyến thăm của ông tới Moscow, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho Ankara bất ngờ lên tiếng thành lập một liên minh với Moskova và chính quyền ông Assad biết, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận một phương pháp phổ biến để giải quyết Syria.
"Tất nhiên, bây giờ việc đầu tiên là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cần có một cái nhìn tốt hơn về nhau hơn, cần bỏ qua những khúc mắc trước đây. Đối với việc giải quyết vấn đề ở Syria, chúng ta cần đề ra một cách tiếp cận phổ biến và hiệu quả hơn", ông Yildirim nhấn mạnh.
Thậm chí, "tiếng thơm" của chính quyền ông Putin cũng bay tận sang Châu Á, Nhật Bản - một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ cũng bất ngờ lên tiếng ủng hộ Nga trên mặt trận Syria. Tờ Sputnik của Nga có đăng một bài viết có nội dung rằng phía Nhật Bản đã lên tiếng thừa nhận tầm quan trọng của Moskova trên mặt trận Syria.
Bài báo này cho hay, Thư ký Bộ ngoại giao Nhật Bản đã tuyên bố rằng điện Kremlin có một vai trò rất lớn trên mặt trận Syria. Ông này cũng khẳng định rằng Tokyo muốn Moskova nên giữ thế chủ động và trọng yếu trong công cuộc giải quyết xung đột ở mặt trận này.
"Chúng tôi rất quan tâm đến tình hình nhân đạo ở khu vực này, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều biết rằng rất cần có một giải pháp chính trị, để bình thường hóa tình hình ở Syria... Chúng tôi muốn thấy Nga tiếp tục đóng một vai trò chủ động trong vấn đề này, "Ohtaka nói với các phóng viên.
Tiêu Giao (Theo Sputnik)