Nga nhảy dựng, Mỹ mang chuyện Triều Tiên vỗ về

12/05/2016 - 10:40

PNO - Trong bối cảnh Nga và phương Tây đang căng thẳng, các quan chức Mỹ và NATO tuyên bố đưa vào hoạt động hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania.

Hệ thống phòng thủ tên lửa hay còn gọi là "lá chắn tên lửa" của Mỹ tại châu Âu sẽ chính thức được "kích hoạt" vào hôm nay ngày 12/5, điều này đã vấp phải sự phản đối khá gay gắt từ phía Nga

Nga cho rằng kế hoạch của Mỹ và NATO bố trí các thành phần của hệ thống "lá chắn tên lửa" ở các nước Đông Âu, sát biên giới Nga, là nhằm đe dọa trực tiếp nước Nga.

Đáp lại, Washington đã trấn an rằng hệ thống Aegis sắp triển khai ở Romania chỉ đóng vai trò lá chắn bảo vệ NATO trước mối đe dọa từ tên lửa tầm xa, không ảnh hưởng đến Moscow. Mối đe dọa có thể đến từ Iran hoặc CHDCND Triều Tiên.

Nga nhay dung, My mang chuyen Trieu Tien vo ve
Tàu SS Donald Cook của Mỹ được trang bị hệ thống Aegis. Ảnh: EPA

Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho rằng việc kích hoạt hệ thống phòng thủ trên tại Romania cho thấy "Mỹ đã có đủ khả năng để bảo vệ các đồng minh NATO tại châu Âu".

Ông Carter tuyên bố hệ thống lá chắn tên lửa không nhằm vào Nga và sẽ sớm được bàn giao cho Bộ tư lệnh NATO.

Theo chuyên gia quốc phòng cấp cao của Mỹ, George Friedman, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ triển khai tại Romania không đủ sức để bảo vệ châu Âu trước đòn tấn cấp tập của Nga.

Nói về khả năng chống lại Nga của hệ thống này, ông cho rằng "một số lượng tên lửa tương đối nhỏ cũng có thể đè bẹp nó một cách dễ dàng".

Ông cho biết thành phần chính của hệ thống này là tên lửa đánh chặn SM-3 Block I B, loại tên lửa có thể dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa.

Quá trình đánh chặn của SM-3 Block I B chia làm 4 giai đoạn. Hai giai đoạn đầu, hệ thống cho đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 điểm hỏa 2 lần rồi đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất.

Giai đoạn 4, đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 9kg. Tên lửa SM-3 Block IB có trọng lượng 1,5 tấn, tốc độ đánh chặn 9.600km/h, tầm bắn trên 500km, độ cao bay 160km.

Xét về lý thuyết, hệ thống Aegis cùng tên lửa SM-3 Block IB hoàn toàn có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo hiện nay của Nga.

Tuy nhiên, theo phân tích của tờ Extremetech, chính bởi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chưa từng được thử nghiệm đánh chặn ICBM, mối đe dọa chủ chốt phải phòng thủ, nên hệ thống của Mỹ chưa bao giờ hoạt động được như kỳ vọng.

Cơ quan Điều hành, Kiểm tra và Đánh giá (DOT&E) của Lầu Năm Góc đánh giá về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là "có khả năng hạn chế trước một mối đe dọa đơn thuần".

Tuy nhiên, kế hoạch này của Mỹ vẫn vấp phải sự phản đối khá gay gắt từ phía Nga. Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Washington vi phạm Hiệp ước giải trừ tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF) được ký cách đây gần 30 năm.

Nga cũng tuyên bố việc Mỹ và NATO thực thi kế hoạch trên sẽ làm suy yếu an ninh của Nga và buộc Moskva phải áp dụng các biện pháp đáp trả để ngăn chặn mối đe dọa này.

Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược của Nga mới đây tuyên bố quân đội Nga đang phát triển các tên lửa đạn đạo (ICBM) cực mạnh có khả năng "xuyên thủng" bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào mạng nhất của Mỹ hiện nay. 

Tên lửa hạt nhân “khủng” Nga phá tan lá chắn phòng thủ Mỹ

Minh Châu ( Tổng hợp )

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI