Nga-Mỹ thỏa thuận về Syria, Washington nhận ra vấn đề cốt lõi

04/05/2016 - 07:56

PNO - Nga và Mỹ đang tích cực hợp tác xây dựng cơ chế ngừng bắn mới, tốt hơn và chặt chẽ hơn. Điều này đang đi theo đúng ý Nga.

Nga -Mỹ đạt thỏa thuận mới

Ngày 2/5, phát biểu sau cuộc gặp Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Nga và Mỹ đã nhất trí sẽ cử thêm nhân sự từ Geneva, Thụy Sỹ, đến Syria để giám sát lệnh ngừng bắn ở đây 24/7 trong vài ngày tới.

Về phần mình, Đặc phái viên Staffan de Mistura cho biết, Nga và Mỹ đang tích cực hợp tác xây dựng cơ chế ngừng bắn mới, tốt hơn và chặt chẽ hơn, song ông cũng nhấn mạnh cơ chế này cần có thiện chí chính trị của các bên tham chiến ở Syria.

Nga-My thoa thuan ve Syria, Washington nhan ra van de cot loi
Một cuộc không kích tại khu vực Al-Qatarji ở Aleppo. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngoài ra, trong chuyến đi lần này, ông John Kerry cũng đã gặp người đồng cấp Ả Rập Saudi và Jordan để thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn cũng như quá trình chuyển tiếp chính trị tại Syria nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 5 năm qua tại quốc gia này.

Theo Reuters/AFP, phát biểu trên được ông Mistura đưa ra trong cuộc gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại thủ đô Moscow, đặc phái viên Mistura ngày 3/5 cho rằng thỏa thuận chấm dứt các hành động thù địch ở quốc gia Trung Đông này phải "được đưa về đúng lộ trình."

 Đặc phái viên Liên hợp quốc đã ca ngợi lệnh ngừng bắn do Nga và Mỹ làm trung gian là "thành tựu đáng kể," đồng thời cho rằng hai cường quốc trên thế giới này nên giúp "tất cả chúng ta chắc chắn rằng điều này (sự chấm dứt hành động thù địch) được đưa về đúng lộ trình."

Về phần mình, ông Lavrov bày tỏ hy vọng sẽ có cuộc thảo luận hiệu quả với phái viên Mistura. Theo Ngoại trưởng Nga, Moscow và Washington cũng đang tích cực giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

Tuy nhiên, tại Syria cùng ngày, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho hay lực lượng nổi dậy nã rocket vào các khu vực chính phủ kiểm soát ở thành phố Aleppo, làm ít nhất 19 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Ngay sau đó, quân đội Syria tuyên bố sẽ có hành động đáp trả thích đáng "đối với những kẻ khai hỏa này".

Điểm nhấn của thỏa thuận Nga -Mỹ hiện nay chính là căn cứ điểm Aleppo. Aleppo nắm vai trò quyết định với tầm ảnh hưởng của tiếng nói các bên tại Syria thời điểm hiện tại.

Quốc hội Ankara, Pháp bất ổn

Trong khi đó, tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 2/5, các nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ đã xung đột ngay tại phiên thảo luận về một đề xuất thay đổi Hiến pháp.

Giới truyền thông nhận định đây là cuộc ẩu đả dữ dội nhất trong lịch sử họp Quốc hội của quốc gia này, một dấu hiệu cho thấy những căng thẳng chính trị mới vẫn không ngừng gia tăng.

Nga-My thoa thuan ve Syria, Washington nhan ra van de cot loi
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ lao vào nhau. Ảnh: Reuters

Các nghị sỹ thuộc đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền và các nghị sỹ đến từ đảng Dân chủ Nhân dân (HDP) ủng hộ người Kurd đã ẩu đả sau một hồi tranh luận nảy lửa.

Nhiều nghị sỹ thậm chí trèo lên bàn để tấn công đối phương từ trên cao trong khi chai lọ và các vật dụng bị ném khắp phòng, thậm chí có nghị sỹ còn bị thương nhẹ.

Đề xuất nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía đảng AKP và được coi là một trong những động thái mới của chính phủ nhằm tìm cách truy tố những nghị sỹ bị cáo buộc có liên quan tới các tay súng người Kurd, trong bối cảnh xung đột giữa lực lượng chính phủ và Lực lượng đảng công nhân người Kurd (PKK) gia tăng kể từ giữa năm 2015.

Như vậy, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đánh nhau cũng chỉ vì lực lượng mà họ cho là khủng bố (lực lượng người Kurd) và vì chính Nga, Mỹ luôn bảo vệ cho YPG trong bối cảnh Ankara luôn lo sợ Liên bang tự trị của người Kurd hình thành.

Đồng minh của Mỹ không chỉ có Ankara trở nên hỗn loạn về khủng bố, ngay cả Pháp cũng gặp phải trường hợp tương tự.

Trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Pháp ngày 27/4, cho kết quả đa số phiếu ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận của EU áp đặt với Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraina và việc sát nhập bán đảo Crimea.

Ông Thierry Mariani, thành viên đảng Cộng hòa trung hữu, người khởi xướng nghị quyết trên cho biết đây là lần đầu tiên một cuộc tranh luận về hủy bỏ biện pháp trừng phạt được đưa ra tại Quốc hội Pháp.

"Các biện pháp trừng phạt vô dụng và không hiệu quá nhắm vào Nga đã trở thành gánh nặng cho nền nông nghiệp Pháp. Đó là lý do tại sao tôi hối thúc việc dỡ bỏ chúng", ông Thierry Mariani nói.

Điều đó cho thấy Mỹ và đồng minh đã cảm nhận được khó khăn, tốn kém, thiệt hại trong cuộc đối đầu, cấm vận Nga liên quan đến vấn đề về Ukraine và Syria. Bởi vậy, thỏa thuận Nga - Mỹ đạt được sẽ có lợi cho Nga hơn cả. Nga vừa có thể nhanh chóng thoát khỏi cấm vận, khôi phục kinh tế lại có thể đỡ mất sức hơn trong cuộc chiến tại Syria.

Minh Khánh (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI