Nga-Mỹ đem vũ khí khủng nhất tới Syria: Chiến tranh thế giới thứ 3?

06/03/2016 - 07:30

PNO - Lấy lý do diệt khủng bố, Mỹ lần đầu điều B-52 đến chiến trường dội bom IS, trong khi Nga sử dụng "vũ khí bí mật" trong chiến dịch tại Syria.

Mỹ triển khai B-52 diệt IS?

Một nguồn tin dẫn lời giới chức không quân Mỹ, Washington đang cân nhắc triển khai các máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 cho cuộc chiến chống lại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) trong tháng 4 tới.

Các máy bay ném bom B-52 sẽ thay thế các máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Rockwell B-1 Lancer, vốn đã tham gia chiến dịch tấn công các địa điểm của khủng bố gần Kobani (Syria) trong vài tháng qua và sẽ trở về căn cứ tại Texas, tờ Air Force Times đưa tin.

Nga-My dem vu khi khung nhat toi Syria: Chien tranh the gioi thu 3?
Máy bay B-52 trưng bày cùng các vũ khí (Ảnh: Wikipedia)

Giới chức Mỹ chưa tiết lộ sẽ có bao nhiêu máy bay B-52 sẽ được triển khai chống IS. Hiện cũng chưa rõ các máy bay ném bom lớn nhất của Mỹ sẽ hoạt động từ sân bay nào ở châu Âu.

Mặc dù B-52 đã được ngừng sản xuất từ năm 1962 (tổng cộng 744 chiếc được chế tạo), Không quân Mỹ hiện vẫn có 58 chiếc B-52 đã được hiện đại hóa (18 chiếc dự trữ). Lần gần đây nhất B-52 được đưa vào chiếu đấu là trong cuộc chiến tại Afghanistan.

B-52 được trang bị 8 động cơ, có thể mang 32 tấn vũ khí, kể cả bom thông thường và bom hạt nhân, để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến tầm xa có phạm vi lên tới 7.210 km. B-52 thường được triển khai khi Washington cần chứng tỏ sức mạnh quân sự.

Moscow dùng sức mạnh bí mật

Khi mối quan hệ giữa Nga - NATO đang ngày càng trở nên căng thẳng, Moscow đã liên tiếp điều các vũ khí khủng đến Trung Đông, thực sự khiến phương Tây phải lạnh gáy.

Giới quân sự cũng nhận định rằng, Nga có thể triển khai và sử dụng "vũ khí bí mật" của mình trong chiến dịch quân sự tại Syria và phương Tây sẽ không thể thách thức việc này.

Vào khoảng tối 8/12/2015, tàu ngầm B-237 Rostov-on-Don (Rostov-na-Donu) của Nga đã chứng minh uy lực mạnh mẽ của mình bằng vụ phóng tên lửa hành trình Kalibr-PL, phiên bản 3M-14 vào các mục tiêu đầu não của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở thành phố Raqqa của Syria.

Nga-My dem vu khi khung nhat toi Syria: Chien tranh the gioi thu 3?
Tàu ngầm Rostov-na-Donu của Nga được ví như "Hố đen" dưới lòng đại dương. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Tất cả các mục tiêu như giàn khoan dầu, kho chứa đạn và một nhà máy lọc dầu đã bị phá hủy, bởi tên lửa phóng từ tàu ngầm Kilo ở ngoài khơi Địa Trung Hải, cách mục tiêu khoảng 1.000km, chứng tỏ khả năng tấn công tầm xa mạnh mẽ của tên lửa hành trình đối đất Kalibr-PL.

"Đây là những tàu ngầm có độ ồn thấp nhất trên thế giới. NATO đã đặt tên cho các tàu ngầm này của Nga là 'Hố đen' dưới lòng đại dương. Chúng được trang bị động cơ diesel-điện và phóng loại tên lửa giống Tomahawk của Mỹ từ dưới biển", tờ báo viết.

Tàu ngầm Rostov-on-Don có trọng lượng chỉ 4.000 tấn và có thể lặn liên tục 45 ngày liền. Chúng rất nhỏ gọn và cơ động rất nhanh, có khả năng di chuyển dưới nước với tốc độ lên đến 20 hải lý/giờ.

"Do có kích thước nhỏ gọn, nên tàu ngầm này có thể di chuyển được vào các vùng nước nông. Do yên tĩnh như vậy, nên nó không để lại bất kỳ tín hiệu âm thanh nào, và do đó, nó trở nên vô hình", tờ Người quan sát khẳng định.

Theo tác giả bài báo, Nga hiện có thể kiểm soát không chỉ không phận Syria mà còn cả bờ biển của nước này. Ngoài ra, với việc đã triển khai một hạm đội hùng mạnh đến Địa Trung Hải, Nga đã tạo nên cái được gọi là một "Vòng cung thép" trải dài từ Bắc Cực qua biển Baltic đến Crimea và tới Địa Trung Hải.

"Kế hoạch này là nhằm thách thức và đối đầu với NATO và phương Tây", bài báo kết luận.

Về phía Mỹ cũng tiếp tục thể hiện, hôm 3/3, ba máy bay B-52 được triển khai tới châu Âu đã được thông báo sẽ tham gia các cuộc tập trận quân sự tại Na Uy. Mặc dù các máy bay B-52 đã được lên kế hoạch cho các cuộc tập của NATO nhưng một chỉ huy hàng đầu của Mỹ nói việc triển khai này là “không bình thường” và cho thấy sự lo ngại của các quốc gia châu Âu trước điều được xem là “sự gây hấn của Nga”.

Cả Nga - Mỹ đã đưa các siêu phẩm của  mình đến Trung Đông với tư cách là tiêu diệt IS nhưng thực chất là để kiềm chế, răn đe nhau. Như vậy, chỉ một một động thái nhỏ trong thời điểm nhạy cảm này cũng có thể làm giọt nước tràn ly, nguy cơ của thế chiến thứ 3 đang dần dần hiện rõ dù 2 bên vẫn liên tục điện đàm, thúc đẩy nhau thực hiện hòa bình Syria.

Yên Sở (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI