Nga 'mỉm cười' trước lệnh trừng phạt của EU 'vỡ trận'

06/07/2016 - 06:46

PNO - Nền kinh tế Nga không hề gục ngã như phương Tây đồn đoán mà đang có nhiều dấu hiệu tích cực, lạc quan. Nga đã chứng minh về khả năng tự nuôi sống bản thân của mình và khi EU 'vỡ trận', Nga đã có thể mỉm cười.

Trong bối cảnh châu Âu đang khốn đốn vì Brexit, thị trường chứng khoán của Nga đã tăng điểm trong 5 ngày liên tiếp. Thêm vào đó, giá đồng ruble so với đồng USD cũng đã tăng 12% tính từ đầu năm đến nay, và giá dầu thô cũng đã tăng lên 35% so với năm ngoái, đạt ngưỡng 50USD/thùng.

Nga 'mỉm cuòi' truóc lẹnh trùng phạt của EU 'võ trạn'
Theo các chuyên gia kinh tế, do bị EU cấm vận nên Nga không chịu bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào về mặt kinh tế do Brexit.

Các nhà đầu tư Mỹ hiện đang không muốn mua bán chứng khoán sau Brexit và chờ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng mức lãi suất cho vay, qua đó các loại chứng khoán được thanh toán bằng đồng ruble trở nên rất có giá trị.

Ngày 1/7/2016, Hội đồng Liên minh châu Âu quyết định gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Nga tới ngày 31/1/2017.

Lệnh trừng phạt hạn chế một số thể chế tài chính cũng như các công ty năng lượng, quốc phòng Nga tiếp cận với các thị trường vốn của Liên minh châu Âu (EU). Lệnh cấm về mua bán vũ khí và một số loại công nghệ sản xuất dầu cũng sẽ được gia hạn.

Nga 'mỉm cuòi' truóc lẹnh trùng phạt của EU 'võ trạn'
Liên minh châu Âu nhất trí gia hạn trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng nữa, cho tới hết tháng một năm sau.

Điều này đã 'giúp' chỉ số chứng khoán của Nga tăng trong 5 ngày liên tiếp. Chỉ số Micex của Nga đã tăng 0,5% lên thành 1.906,32 điểm vào lúc 6 giờ 22 phút tối (giờ Moscow) ngày hôm qua 5/7, như vậy trong năm ngày qua điểm Micex đã tăng 3,5%.

Trong một báo cáo phân tích của ngân hàng Citigroup, Nga được coi là “nơi trú ẩn” trước những sức ép do sự kiện người Anh ủng hộ Brexit mang lại. Đất nước này không phải hứng chịu những ảnh hưởng kinh tế tiêu cực từ EU nhờ hai năm bị phương Tây cấm vận do cuộc xung đột ở Ukraine.

“Sự tách biệt của Nga khỏi thị trường EU đã khiến quốc gia này được lợi trên thị trường chứng khoán”, Citigroup cho biết. “Dòng tài chính ổn định đã cho phép Nga được an toàn trong trường hợp giá đồng USD sụt giảm và nguồn tiền đầu tư vào các quốc gia đang phát triển bị rút bớt”.

Trong khi đó, là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, Nga cũng gặp nhiều thuận lợi khi giá dầu đã tăng 35% so với năm ngoái và vượt ngưỡng 50USD/thùng. Điều này đã giúp Nga bắt đầu vượt qua cuộc suy thoái lớn nhất mà đất nước đã phải chịu đựng trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây.

Nga 'mỉm cuòi' truóc lẹnh trùng phạt của EU 'võ trạn'
Citigroup cho biết Nga không chịu ảnh hưởng bởi sự kiện người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).

Những nguy cơ mà Brexit mang lại cũng khiến các nhà đầu tư chứng khoán ở Mỹ giảm bớt các hoạt động mua bán trên thị trường để chờ đến khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cho vay.

Nhờ đó, các loại chứng khoán được thanh toán bằng đồng ruble được mua về nhiều hơn. Trong năm 2016 này, trị giá đồng ruble đã tăng lên 12% tính từ đầu năm tới nay.

Ông Vladimir Miklashevsky, một chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Danske của Phần Lan nhận định Brexit giúp giá trị đồng ruble tăng lên “bởi nó sẽ khiến FED không tăng lãi suất cho vay ít nhất là cho đến năm 2018”.

Ông cũng dự đoán rằng trong 12 tháng tới, 1USD sẽ tương đương khoảng 57,10 ruble. Trong khi đó, giá dầu thô ở mức 50USD/thùng là rất “thuận lợi” cho Nga.

Nga 'mỉm cuòi' truóc lẹnh trùng phạt của EU 'võ trạn'
EU xáo trộn vì Brexit, Nga hưởng lợi?

Khi EU đang bị áp lực nặng nề vì Brexit thì Nga dường như lại có khá nhiều cơ hội để thủ lợi. Một trong những người dẫn chương trình trên truyền hình quốc gia Nga đã bình luận về việc đồng tiền tệ Anh mất giá: "Không phải chuyện đùa. Đồng bảng Anh giờ là một loại đồng rouble mới."

Ông Konstantin Kosachev, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Nga, từng thừa nhận trên Life TV: "Nhìn vào mối quan hệ căng thẳng của chúng ta với EU, thì những khó khăn của EU khiến có người cảm thấy hả dạ."

Rõ ràng nền kinh tế Nga không hề gục ngã như phương Tây đồn đoán mà đang có nhiều dấu hiệu tích cực, lạc quan. Như vậy, Nga đã chứng minh về khả năng độc lập tự nuôi sống bản thân của mình và khi EU 'vỡ trận', Nga đã có thể mỉm cười.

Minh Đức

Từ khóa brexiteuNgaputin
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI