Nga lưu ý tín hiệu phóng xạ cao ở Biển Đông, chuyên gia Mỹ cho rằng thay đổi thuộc ngưỡng ‘bình thường’

22/11/2019 - 23:12

PNO - Cơ quan giám sát bảo vệ người tiêu dùng của chính phủ Nga - Rospotrebnadzor cho biết hôm thứ Sáu 22/11 rằng họ phát hiện ra một sự cố phóng xạ ở Biển Đông.

Rospotrebnadzor viết trong một tuyên bố trực tuyến: “Dựa trên dữ liệu nhận được từ Hệ thống giám sát môi trường toàn cầu, có một sự gia tăng bức xạ nền ở Biển Đông liên quan đến một sự cố phóng xạ”. Họ nói thêm rằng mức độ phóng xạ hiện không đe dọa đến Nga và cơ quan đã tăng cường giám sát bức xạ ở các khu vực biên giới lân cận.

Một trang web tại Mỹ điều hành bởi người dẫn chương trình phát thanh cực hữu - Hal Turner - tuyên bố hôm thứ Tư rằng các nguồn tin quân sự không xác định đã phát hiện dấu hiệu của một vụ nổ hạt nhân dưới nước trong khu vực Biển Đông, gây ra sóng xung kích mạnh.

Sau đó, bài viết trên trang web Turner tuyên bố thêm rằng Mạng lưới giám sát môi trường toàn cầu uRADMonitor đã phát hiện các thông tin bức xạ quan trọng ở bờ biển phía nam Trung Quốc gần Trương Giang và Hồng Kông, cũng như lãnh thổ Đài Loan nghi xuất phát từ một vụ nổ hạt nhân từ 10-20 kiloton.

Đồng thời, trang web Avia.pro tại Nga cho rằng đó có thể là sự cố tàu ngầm hạt nhân hoặc việc thử vũ khí của Trung Quốc. 

Nga luu y tin hieu phong xa cao o Bien Dong, chuyen gia My cho rang thay doi thuoc nguong ‘binh thuong’
Vị trí được cho là xảy ra một sự cố hạt nhân tại Biển Đông.
Nga luu y tin hieu phong xa cao o Bien Dong, chuyen gia My cho rang thay doi thuoc nguong ‘binh thuong’
Hiệp hội hạt nhân thế giới ước tính bức xạ nền trung bình toàn cầu xuất hiện tự nhiên ở mức 0,17-0,39 microsievert mỗi giờ. Do đó những dữ liệu phóng xạ được cho là "cao" (vào khoảng 0.24 microsieverts mỗi giờ) tại Biển Đông hôm 20/11 thực chất là nằm trong biên độ bình thường.

Đáp lại, trang web tin tức công nghệ Mỹ - Gizmodo - trích dẫn hai nhà khoa học bác bỏ các báo cáo.

Gizmodo cho rằng dữ liệu Mạng giám sát môi trường toàn cầu của uRADMonitor được sử dụng trong báo cáo ban đầu chỉ thể hiện sóng bức xạ không đáng kể, và thông tin thêm rằng hai cơ quan khác trong khu vực ghi nhận mức bức xạ bình thường.

Robert Rosner, cựu nhà khoa học của Bộ Năng lượng và hiện là nhà vật lý lý thuyết của Đại học Chicago đã nói chuyện với Gizmodo, phủ nhận ý kiến ​​cho rằng một tổ chức có thể xác định vụ nổ hạt nhân dưới nước từ các máy dò mặt đất, đó là chưa kể sẽ rất nguy hiểm nếu tiến hành một cuộc thử nghiệm như vậy ở Biển Đông.

Rosner nói thêm rằng cách chính để phát hiện một vụ nổ hạt nhân là đo địa chấn; vụ thử hạt nhân dưới nước đầu tiên trên thế giới tại đảo Bikini Atoll năm 1945 ở mức 23 kiloton, đã tạo ra địa chấn trên toàn thế giới. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy sự kiện tương tự xảy ra vào hôm 20/11.

Ngoài những lo ngại về an ninh, ông Rosner cho biết khu vực Biển Đông luôn được theo dõi chặt về địa chấn vì mối lo ngại nguy cơ sóng thần tương tự sự cố ở Ấn Độ Dương năm 2004.

Ông  Rosner nói rằng vụ nổ 10-20 kiloton chắc chắn là đáng chú ý, khi có cường độ tương tự các quả bom hạt nhân rơi xuống Hiroshima và Nagasaki. Còn về khả năng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc phát nổ - con tàu vốn từng xuất hiện quanh khu vực vào tháng Chín – hiện các chuyên gia từ Nga, Mỹ, và phía Trung Quốc đều không đưa ra bất kỳ bình luận nào.

Linh La (Theo Moscow Times, Gizmodo)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI