Nga ‘buồn lòng’ trước những đòi hỏi của Trung Quốc

21/04/2016 - 14:12

PNO - Trung Quốc không ít lần dựa vào mối quan hệ giữa 2 nước để đòi hỏi Nga những yêu cầu quá đáng.

Gần đây, theo Reuters, truyền thông và các tổ chức chính trị phương Tây thường mô tả quan hệ Nga và Trung Quốc là một "mối tình" bất ngờ được hâm nóng trở lại, khi cả Moscow và Bắc Kinh đều sát cánh bên nhau trong những vấn đề quốc tế có xung đột lợi ích với châu Âu và Mỹ.

Peter Marino, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế, chuyên trách về khu vực Đông Bắc Á, cho rằng cách mô tả quan hệ Nga – Trung này mặc dù không hoàn toàn sai, nó lại che lấp đi những ganh đua, nghi kỵ lẫn nhau giữa Moscow và Bắc Kinh. Nói cách khác, quan hệ Nga – Trung hiện nay chỉ là một mối giao hảo "bằng mặt mà không bằng lòng".

Nga ‘buon long’ truoc nhung doi hoi cua Trung Quoc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguồn: Getty

Phần lớn thời gian từ trước đến nay, Nga luôn có sức mạnh vượt trội hơn Trung Quốc, và đã quen với vị thế "chiếu trên" trong khu vực, thậm chí còn mở rộng ảnh hưởng đến các nước cộng hòa ở Trung Á trong thời kỳ Liên Xô.

Thế nhưng đến nay tình thế đã xoay chuyển, khi Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và có vị thế ngày càng lớn hơn trong khu vực.

Gần đây, để đổi lấy các hợp đồng kinh tế từ Bắc Kinh, Nga đã tự làm mất uy tín của mình trong con mắt cộng đồng quốc tế khi đồng ý theo Trung Quốc chống lại luật pháp và cơ quan tài phán quốc tế.

Vận động Nga chống quốc tế hóa biển Đông

South China Morning Post ngày 20/4 bình luận, Trung Quốc đang vận động Nga hỗ trợ chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan về vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong cuộc hội đàm tại Moscow rằng, hai nước nên tham gia chung sức phản đối "quốc tế hóa các tranh chấp". Vương Nghị nói: "Cả Trung Quốc và Nga nên cùng nhau chống lại (cái gọi là) sự lạm dụng của cơ chế trọng tài bắt buộc".

Nga ‘buon long’ truoc nhung doi hoi cua Trung Quoc
Ảnh: Một phiên làm việc của Tòa Trọng tài thường trực về Luật biển đặt tại Hague, Hà Lan. Ảnh pca-cpa.org

Các nhà quan sát tin rằng, những phát biểu của Vương Nghị cho thấy Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực ngoại giao khổng lồ, nhiều quốc gia lên tiếng bảo vệ Philippines. Bắc Kinh đang hy vọng sử dụng con đường ngoại giao để chống lại.

Trong tháng này, Liên minh châu Âu kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA, các Ngoại trưởng của nhóm G-7 cũng ra tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về căng thẳng ở Biển Đông.

Trong khi tuần trước ông Sergei Lavrov nói với báo chí, cần phải ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông.

Li Xing, một Giáo sư về quan hệ quốc tế Đại học Bắc Kinh nhận xét: bằng việc ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến bành trướng Biển Đông và chống lại luật pháp quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế, Nga đang làm mất uy tín của mình trong con mắt cộng đồng quốc tế.

Phải cắn vào uy tín, danh dự và vị thế một nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để đổi lấy các hợp đồng kinh tế từ Bắc Kinh đã cho thấy vị thế thực sự của Moscow trên vũ đài chính trị quốc tế bây giờ ra sao.

“Vòi vĩnh” Nga

Washington Free Beacon vừa dẫn nguồn từ Lầu Năm Góc cho biếtTrung Quốc đã tiến hành thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Dongfeng-41 (DF-41).

Trung Quốc thử nghiệm DF-41 chỉ một ngày sau khi Cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roskosmos cho Bắc Kinh biết Nga không quan tâm đến việc "trao đổi công nghệ tên lửa" với nước này.

Nga ‘buon long’ truoc nhung doi hoi cua Trung Quoc
Trung Quốc thử nghiệm thành công DF-41 hôm 12-4

Sự trùng hợp thời điểm khiến người ta phải nghi ngờ dường như Trung Quốc muốn chứng tỏ với Moskva là họ có thể xoay xở được mọi thứ mà không cần đến "kinh nghiệm Nga".

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI