Nga áp dụng ngoại giao mềm mỏng tại Syria?

22/03/2016 - 15:33

PNO - Từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rút quân khỏi Syria, Nga đã thể hiện rõ chiến thuật ngoại giao mềm dẻo tại quốc gia Trung Đông này.

Nga tổ chức nhiều cuộc gặp lãnh đạo phong trào

Ngày 21/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong ba ngày qua, đại diện Trung tâm Nga về hòa giải các bên tại Syria, lãnh đạo sáu chính đảng và phong trào tại Syria đã có tổ chức 17 cuộc gặp chung nhằm mở rộng khu vực an ninh tại các tỉnh Homs, Hama và Aleppo.

Nga ap dung ngoai giao mem mong tai Syria?
Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Bashar al Jaafari (giữa, trước) trong buổi họp báo tại Geneva. (Nguồn: THX/TTXVN)

Cũng theo nguồn tin trên, các bên đã đạt được các thỏa thuận sơ bộ về hòa giải với đại diện các khu dân cư tại các tỉnh Deria và Damacus, nâng đưa số khu dân cư đạt được thỏa thuận hòa giải lên 51.

Hiện các cuộc đàm phán với tư lệnh chiến trường hai đơn vị vũ trang tại tỉnh Damacus để hai đơn vị này tham gia lệnh ngừng bắn đang diễn ra.

Cho tới nay số đơn vị tuyên bố sẵn sàng thực hiện lệnh ngừng bắn là 43.

Theo giới chuyên gia đánh giá, bằng tuyên bố rút quân khỏi Syria, Nga chứng tỏ được rằng, không giống Mỹ, cách hành xử của họ tại khu vực chiến lược ở Trung Đông rất minh bạch. Đồng thời việc rút quân cũng thể hiện việc Nga đã đạt được mục tiêu quân sự, chuyển sang ngoại giao.

National Interest cũng nhận định rằng, khi Nga bắt đầu chiến dịch dội bom ở Syria vào mùa thu năm ngoái, giới chuyên gia nhận định, từng bước đi của Moscow ở đây sẽ dần hé lộ chính sách ngoại giao mà chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin theo đuổi. Giả định này đúng ở hiện tại khi ông Putin thông báo rút các lực lượng nòng cốt khỏi Syria.

Đồng thời, quyết định rút quân của Nga được đánh giá là một “thành quả lớn” trong nỗ lực hợp tác giữa Nga và Mỹ để tìm lời giải cho bài toán cuộc khủng hoảng Syria đã kéo dài 5 năm qua.

Phản ứng với quyết định này của Nga, Chủ tịch Hội đồng Bảo an, Đại diện thường trực của Angola tại Liên Hợp Quốc - Đại sứ Gaspar Martins cho rằng: “Chúng ta đã chứng kiến một diễn biến tích cực trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng Syria là việc Nga rút một phần quân đội khỏi Syria. Khi chúng ta chứng kiến việc quân đội rút đi, đồng nghĩa với việc cuộc chiến Syria đã có bước tiến mới. Quyết định của Nga là một dấu hiệu tốt”.

Ông Martins cũng khẳng định, tuyên bố rút quân của Nga là một “thành quả lớn” trong nỗ lực hợp tác giữa Nga và Mỹ để tìm lời giải cho bài toán về cuộc khủng hoảng kéo dài 5 năm qua tại Syria.

Đồng thời, Moscow cũng thể hiện rõ quan điểm rằng, số phận của ông Assad phải do người dân Syria quyết định.

Tôn trọng quyền tự quyết của người dân Syria

Sau khi Nga rút khỏi Syria, quân đội chính phủ vẫn liên tiếp giành thắng lợi trên chiến trường trong cuộc chiến đẩy lùi khủng bố. Bởi vậy, trên bàn đàm phán hòa đàm Geneva tại Thụy Sĩ, tiếng nói của chính phủ Damascus cũng có trọng lượng hơn trong việc quyết định số phận ông Assad.

Đại diện đoàn chính phủ khẳng định rõ quan điểm rằng, Syria sẽ không thảo luận về Tổng thống Assad cũng như một cuộc chuyển giao chính trị sớm tại quốc gia Trung Đông này. Và không ai có tư cách để thảo luận việc này ngoài người dân Syria.

Nga ap dung ngoai giao mem mong tai Syria?
Nga tôn trọng mọi quyết định của người dân Syria.

Tiếp tục nhấn mạnh lại vấn đề này một lần nữa, ngày 21/3, trả lời câu hỏi liên quan tới số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Đại sứ Syria tại Liên hợp quốc Bashar al-Jaafari nói rõ đây không là vấn đề để thảo luận tại các cuộc đàm phán hòa bình.

Tuyên bố với giới truyền thông tại Geneva, ông Jaafari khẳng định Tổng thống Assad không có gì để làm với các cuộc thảo luận nội bộ Syria và rằng “số phận chính trị của ông vốn đã không nằm trong các vấn đề thảo luận tại bàn đàm phán hoàn bình.”

Ông Bashar al-Jaafari là Trưởng đoàn đàm phán Syria tham gia hòa đàm Geneva.

Tuyên bố trên của phía Syria được đưa ra sau khi Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria, ông Staffan de Mistura hối thúc Chính phủ Syria đưa ra kế hoạch chuyển giao chính trị.

Có thể thấy rằng, từ khi Nga can thiệp vào Syria cho tới quyết định rút quân, ủng hộ quyền tự quyết của người dân Damascus, ông Putin để thể hiện rõ đường lối ngoại giao mềm mỏng, không thể chê trách, khiến thế giới phải tâm phục khẩu phục.

Yên Sở (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI